Thoái hóa đĩa đệm cột sống là gì | Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả thoái hóa đĩa đệm cột sống

5/5 - (3 bình chọn)

Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng mà nhiều người thường xuyên gặp phải trong xã hội hiện đại. Bệnh lý này có ảnh hưởng rất lớn tới cột sống, dễ dẫn đến các bệnh lý phức tạp khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… làm người bệnh gặp vô vàn phiền toái. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để trang bị cho mình kiến thức phòng chống căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Thoái hóa đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, chúng cho phép chúng ta vận động linh hoạt khi thực hiện các động tác gập người, vặn mình một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, đĩa đệm còn được ví là “tấm đệm” chống đỡ giúp ngăn chặn các lực tác động từ bên ngoài và hỗ trợ giảm xóc giữa các xương của cột sống.

Thoái hóa đĩa đệm về bản chất không phải là một hiện tượng bệnh lý mà là tình trạng xảy ra khi các đĩa đệm bị hao mòn, suy giảm chức năng do lão hóa của cơ thể hoặc do các tổn thương trong quá trình vận động mang lại.

thoái hóa đĩa đệm

Hình ảnh minh họa đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoái hóa

Những đối tượng nào dễ bị thoái hóa đĩa đệm cột sống?

Những đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm là đối tượng thường xuyên thực hiện các động tác sinh hoạt sai tư thế, người thường làm những công việc như bưng bê, khuôn vác hàng hóa nặng. Ngoài ra, người bị bệnh béo phì, thừa cân cũng là đối tượng dễ mắc bệnh này do trọng lượng cơ thể dồn lên phần cột sống lớn.

Những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đĩa đệm phổ biến

Do tuổi tác: Càng lớn tuổi, các bộ phận trên cơ thể càng nhanh bị lão hóa. Đĩa đệm không tránh khỏi quy luật tự nhiên đó.

Do đĩa đệm bị khô: Một đĩa đệm khỏe mạnh chứa 90% nước. Tuy nhiên ở những người bị đĩa đệm khô, lượng nước rất ít và ngày càng giảm khiến các đĩa đệm bị co rút và mất đi độ đàn hồi.

Do các chấn thương gặp phải trong quá trình sinh hoạt: Trong quá trình sinh hoạt, khi người bệnh chịu những va chạm mạnh ở khu vực xương sống có thể gây ra bao xơ đĩa đệm. Tình trạng này diễn tiến lâu sẽ làm đĩa đệm bị thoái hóa, người bệnh bị đau nhức và gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động.

thoái hóa đĩa đệm

Những người thường xuyên mang vác nặng là đối tượng dễ bị thoái hóa đĩa đệm

Do thói quen sinh hoạt làm việc sai tư thế trong thời gian dài.

Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thiếu cân bằng trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương, lạm dụng chất béo, dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Thoái hóa đĩa đệm biểu hiện ra bên ngoài thế nào?

Giai đoạn đầu

– Đau nhẹ ở vùng lưng khiến bệnh nhân dễ lầm tưởng với các bệnh lý xương khớp khác.

– Gặp khó khăn trong việc ngồi hay cử động vì lúc này vùng thắt lưng phải gánh chịu nhiều áp lực

– Đau khi đứng hoặc ngồi ở 1 tư thế quá lâu.

thoái hóa đĩa đệm

Đau do thoái hóa đĩa đệm cột sống

Giai đoạn bệnh phát triển

– Các cơn đau kéo dài lâu hơn từ vài giờ đến vài ngày.

– Các cơn đau có dấu hiệu lan từ vùng thắt lưng xuống mông, đùi kèm theo hiện tượng co cứng cột sống.

– Khi vận động mạnh xuất hiện các cơn đau dữ dội.

– Tùy theo thể trạng mỗi người mà những cơn đau diễn tiến khác nhau. Tuy nhiên, các cơn đau đều đi từ đau râm ran đến đau dai dẳng rồi cuối cùng đau ê nhức khiến người bệnh không thể di chuyển.

thoái hóa đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh

Các dạng thoái hóa đĩa đệm thường gặp

Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ

Khi đĩa đệm cột sống cổ bị thoái hóa, người bệnh thường thấy có cảm giác đau ở vùng cổ, vai, gáy. Các cơn đau thường kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày.

thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng thường biểu hiện qua 3 dấu hiệu lâm sàng: đau lưng cấp, đau lưng mãn tính và đau thắt lưng hông. Đau thắt lưng cấp chủ yếu xảy ra nhiều ở độ tuổi trung niên. Các cơn đau xảy đến khi người bệnh vận động mạnh đột ngột.

Đau lưng mãn tính xảy ra khi cơ thể dần dần bị lão hóa. Các cơn đau âm ỉ kéo dài khi thay đổi thời tiết hay vận động quá sức. Đau thắt lưng hông là tình trạng dây thần kinh ở một hoặc cả hai bên hông bị to. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc đĩa đệm bị thoái hóa và có dấu hiệu thoát vị làm các rễ thần kinh bị chèn ép.

thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoái hóa đĩa đệm có nguy hiểm không?

Câu trả lời là . Đây là 1 biểu hiện nguy hiểm mà nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ xảy ra nhiều biến chứng như:

– Khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh

– Tổn thương rễ thần kinh do bị chèn ép cơ học. Tình trạng này gây ra các cơn đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi quá lâu

– Rối loạn cảm giác ở các vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương

– Teo cơ khiến người bệnh không thể vận động, làm việc bình thường được

– Mất khả năng tự chủ đại – tiểu tiện.

thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Những phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm được áp dụng hiện nay

1. Điều trị bằng thuốc tây

Đây là cách điều trị phổ biến tại nhiều cơ sở y tế. Sử dụng thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức giúp người bệnh tiếp tục duy trì công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tây trong điều trị có thể sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, sốc phản vệ hay các tổn thương đến bộ phận bên trong cơ thể như gan, thận..

2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ giúp tái cấu trúc cột sống, đưa đĩa đệm và các đốt sống trở lại hình dáng ban đầu. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là: mổ hở, mổ laser, mổ nội soi… Tuy nhiên trên thực tế, phẫu thuật luôn là giải pháp cuối cùng mà các bác sĩ lựa chọn vì tốn nhiều chi phí, rủi ro và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

thoái hóa đĩa đệm

Phẫu thuật là giải pháp được lựa chọn khi bệnh đã trở nặng

3. Điều trị bằng phương pháp châm cứu

Châm cứu là phương pháp dùng kim tác động lên các huyệt đạo để đả thông kinh mạch, giúp khí huyết được lưu thông làm giảm các cơn đau nhức và thúc đẩy việc tự chữa lành của cơ thể.

4. Điều trị bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được xem là phương pháp an toàn để kích thích sự phục hồi của cơ thể. Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng các cách vật lý trị liệu như: nhiệt điều trị, bấm huyệt, phong bế khớp.

5. Điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh Chiropractic

Điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng phương pháp nắn chỉnh Chiropractic mới được biết đến tại Việt Nam những năm gần đây. Đây là phương pháp xuất xứ từ Mỹ và được hơn 100 triệu người dân tại đây cũng như nhiều nước khác trên toàn thế giới đón nhận. Phương pháp này dựa trên nguyên lý tự hồi phục của cơ thể. Bác sĩ sẽ nắn chỉnh nhẹ nhàng tại các vị trí bị tổn thương, đưa đĩa đệm và các cơ trở lại đúng vị trí. Khi khí huyết được lưu thông, cơ thể sẽ kích thích trạng thái tự chữa lành tổn thương giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục thể trạng.

thoái hóa đĩa đệm

Bệnh nhân điều trị thoái hóa đĩa đệm mất nước L4L5 và L5S1 tại USAC Chiropractic

Ở Việt Nam hiện nay, Viện điều trị cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ – USAC Chiropractic tự hào là một trong những đơn vị chuyên khoa hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp. Các bác sĩ Chiropractic 100% đến từ Mỹ và Châu Âu với nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị cơ xương khớp từ đó nâng cao tỷ lệ điều trị thành công lên mức cao nhất cho người bệnh.

Người bị thoái hóa đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?

Khi bị thoái hóa đĩa đệm, ngoài việc thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ để xương khớp được nuôi dưỡng tốt hơn. Sau đây là những loại thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung:

Thực phẩm giàu Vitamin A: Vitamin A là chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mắt. Bên cạnh đó, Vitamin A cũng hỗ trợ nuôi dưỡng đĩa đệm, thúc đẩy sự phát triển của tế bào sụn trưởng thành – Đây là yếu tố cần thiết cho sụn và xương cột sống khỏe mạnh. Cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A như:  sữa và chế phẩm từ sữa, thịt bò, cà rốt, bí đỏ, khoai lang,… Tuy nhiên không nên làm dụng quá nhiều (dưới 2000 mg mỗi ngày).

thoái hóa đĩa đệm

Nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin A

Thực phẩm giàu Glucosamine: Glucosamine là chất có khả năng làm chậm sự thoái hóa của đĩa đệm cột sống, Glucosamine được tìm thấy nhiều nhất trong tôm hoặc động vật giáp xác khác, nước hầm xương.

Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C là chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể sản xuất collagen cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn là chất chống oxy hóa rất tốt, có tác dụng giảm đau chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm và cải thiện các mô xung quanh. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C là cam, quýt, chanh, bưởi, ớt đỏ,…

thoái hóa đĩa đệm

Nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin C

Thực phẩm giàu Canxi: Canxi là dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, giúp chữa lành và tăng cường sức khỏe cho xương khớp và cột sống, từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm. Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, các loại hải sản,… là những thực phẩm chứa nhiều canxi.

Thực phẩm giàu Axit béo Omega 3: Bổ sung đầy đủ axit béo Omega 3 sẽ giúp giảm đau và giảm viêm ở người bệnh thoái hóa đĩa đệm. Omega 3 được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, hạthạnh nhân, mac-ca,… Ngoài ra, bổ sung axit béo omega 3 từ dầu cá hoặc thực phẩm chức năng cũng là một lựa chọn phù hợp.

thoái hóa đĩa đệm

Nhóm thực phẩm chứa nhiều Axit béo Omega-3

Bên cạnh những loại thực phẩm trên đây thì người bệnh cũng cần tránh xa những nguồn thực phẩm không tốt cho cơ thể, làm cho tình trạng bệnh thêm xấu đi và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh như: Thực phẩm ngọt và chứa đường tinh chế, thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thịt có màu đỏ,… Hãy tập cho mình một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp tăng cường sức khỏe, đẩy lùi các căn bệnh nguy hiểm.

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh