Glucosamine có tác dụng gì và những điều cần biết khi sử dụng
Glucosamine có tác dụng gì? Glucosamine có trong thực phẩm nào? Tác dụng phụ của Glucosamine và cách sử dụng Glucosamine như thế nào… Những câu hỏi này có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Chúng ta hãy cùng phòng khám USAC Chiropractic tìm hiểu sâu hơn về Glucosamine để hiểu hơn về chất này nhé!
Nội dung chính
Đôi nét hiểu biết về Glucosamine
Glucosamine là một hoạt chất tự nhiên có vai trò quan trọng đối với hệ xương khớp của cơ thể. Glucosamine là một loại đường tự nhiên, có cấu tạo giống như cellulose. Hợp chất này được cơ thể sử dụng trong quá trình hình thành sụn và các mô đệm của khớp.
Glucosamine được bổ sung vào cơ thể thông qua con đường ăn uống với các thực phẩm giàu glucosamine trong thực đơn hàng ngày.
Glucosamine có tác dụng gì với sức khỏe xương khớp?
Bổ sung glucosamine đầy đủ và đúng cách thì sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là sức khỏe xương khớp:
– Trong các mô khớp, sụn, glucosamine là đóng vai trò cấu tạo nên các chất góp phần hình thành nên sợi collagen, thành phần quan trọng nhất của sụn khớp và dịch khớp. Quá trình tổng hợp sợi collagen nhằm làm chậm quá trình thoái hóa theo thời gian của các mô sụn, biến dạng khớp, giúp các khớp được hoạt động dễ dàng.
– Có tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng ở những người bị thoái hóa khớp gối hoặc hông.
– Giúp cơ thể tránh tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh hơn, glucosamine sẽ bổ sung các chất làm xương khớp và các sụn của bạn trở nên đàn hồi, linh hoạt và dẻo dai hơn.
– Glucosamine còn có tác dụng đối với hệ tiêu hóa, giúp tăng cường và trao đổi chất, giảm thiểu rối loạn hệ đường ruột.
– Giảm hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
– Hỗ trợ giảm viêm khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
– Giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương.
– Glucosamine có khả năng giúp bảo vệ sụn khớp ở quanh xương, từ đó hạn chế được những tác động của ma sát và áp lực đến xương, giảm đau đớn khi vận động, di chuyển.
Điểm mặt những loại thực phẩm chứa Glucosamine cần bổ sung
Có thể nói, thông qua con đường ăn uống con người cũng có thể bổ sung được phần nào glucosamine cho cơ thể. Hãy tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu glucosamine như dưới đây để có một cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai.
1. Nước hầm xương
Nước hầm xương là thực phẩm có chứa nhiều chondroitin sulfate và glucosamine – 2 hoạt chất quan trọng tốt cho hệ xương, giảm tình trạng đau nhức.
Ngoài ra, nước hầm xương còn có tác dụng bổ can thận, lá lách, cung cấp máu và tốt cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên thường xuyên dùng nước hầm xương để nấu các món canh, súp.
2. Rau mồng tơi
Trong rau mồng tơi có chứa vitamin, khoáng chất, glucosamine tự nhiên tốt cho sức khỏe xương khớp.
Hơn nữa, thực phẩm này còn tốt cho hệ tiêu hóa, vì vậy, bạn nên bổ sung rau này vào thực đơn mỗi tuần.
3. Yến mạch
Yến mạch là thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng chất, glucosamine có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống viêm và làm chậm quá trình oxy hóa.
Hơn nữa, yến mạch còn kích thích tế bào sụn khớp sản sinh ra dịch nhờn giúp khớp sụn hoạt động linh hoạt hơn.
Yến mạch
4. Chuối
Trong chuối có chứa thành phần glucosamine, serotonin, kali,… tham gia vào quá trình tái tạo collagen cho sụn khớp chắc khỏe, cải thiện các triệu chứng viêm sưng khớp.
Chuối là một trong những loại trái cây có công dụng làm gia tăng dịch nhớt, làm chậm quá trình lão hóa khớp.
Tác dụng phụ của Glucosamine là gì?
Một số triệu chứng không mong muốn có thể xảy ra khi bạn sử dụng các loại thực phẩm hay thực phẩm chức năng, thuốc để bổ sung glucosamine cho cơ thể. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý:
– Buồn nôn, nôn mửa.
– Tiêu chảy
– Ợ nóng
– Đau bụng
– Buồn ngủ
– Nhức đầu
– Glucosamine có thể làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường.
– Người bị dị ứng với hải sản không nên hoặc nên hạn chế sử dụng glucosamine.
– Glucosamine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
– Glucosamine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phát huy của các loại thuốc trợ tim, chống đông máu, giảm đau hạ sốt paracetamol, thuốc tăng lipit trong máu, thuốc lợi tiểu, insulin,… nếu sử dụng song song cùng lúc.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của phòng khám xương khớp USAC về glucosamine để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hoạt chất này. Bạn có thể lựa chọn bổ sung glucosamine qua việc ăn uống hoặc dùng các thực phẩm chức năng để có sức khỏe tốt.
Chủ đề: glucosamine