Tràn dịch khớp gối nhẹ – những điều tưởng như không đơn giản
Tràn dịch khớp gối nhẹ là hiện tượng xảy ra khi hàm lượng dịch tích tụ trong khớp gối gia tăng bất thường. Nếu để lâu và không được điều trị kịp thời, bệnh có khả năng tiến triển ngày càng nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ.
Nội dung chính
- Tràn dịch khớp gối nhẹ là gì?
- Triệu chứng ban đầu nhận biết khớp gối bị tràn dịch
- Nguyên nhân do đâu gây tràn dịch khớp gối ở thể nhẹ
- Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ phổ biến nhất hiện nay
- Biện pháp khắc phục tại nhà đối với bệnh nhân tràn dịch khớp gối
- Phòng ngừa nguy cơ mắc tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối nhẹ là gì?
Thông thường trong ổ khớp mỗi người luôn chứa một lượng dịch nhất định có tác dụng bổ sung các dưỡng chất để nuôi dưỡng, bôi trơn sụn khớp và làm giảm ma sát khi vận động. Tuy nhiên, khi khớp gối phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể quá lớn, khi bị chấn thương hoặc bị tác động mạnh từ bên ngoài, có thể gây tổn thương khớp gối.
Từ đó lượng dịch trong ổ khớp tăng lên bất thường dẫn đến hiện tượng tràn dịch khớp gối nhẹ. Thể tích dịch tăng cao khiến đầu gối và vùng da xung quanh bị sưng phù nề, kèm theo đó là các triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức nghiêm trọng.
Không những vậy, khả năng vận động của người bệnh cũng bị hạn chế, suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ có thể được chẩn đoán dễ dàng qua khám nghiệm lâm sàng. Trong tình trạng tràn dịch khớp gối nhẹ nếu được điều trị đúng cách từ sớm có thể khắc phục dễ dàng. Ngược lại, khớp gối sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau này nếu người bệnh chủ quan, lơ là không điều trị bệnh kịp thời.
>>> Xem thêm: Giãn dây chằng chân: Hướng dẫn luyện tập, điều trị và phòng tránh
Triệu chứng ban đầu nhận biết khớp gối bị tràn dịch
Lượng dịch dư thừa tích tụ trong ổ khớp có khả năng làm xuất hiện bọng nước xung quanh hoặc trong khớp gối. Khi mắc bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ, một trong hai hoặc cả hai đầu gối của người bệnh sưng to hơn bình thường, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi co duỗi đầu gối.
Các triệu chứng thông thường bao gồm:
- Đầu gối sưng phù nề
- Cảm giác cứng khớp
- Giới hạn phạm vi vận động
Các triệu chứng người bệnh nên được đưa đến bệnh viện khám:
- Khớp gối suy yếu đến mức không chịu được áp lực
- Đầu gối sưng to đi kèm cơn đau dữ dội
- Mất cảm giác phần chân từ đầu gối trở xuống
- Sốt cao
Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như:
- Viêm xương khớp: Cơn đau và cứng ở khớp có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng sớm, nhưng dần cải thiện trong vòng 30 phút sau khi thức dậy.
- Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng đau và sưng thường ảnh hưởng đến một số khớp và gây ra cảm giác nóng khi chạm vào. Thông thường cơn đau sẽ kéo dài hơn 30 phút sau khi thức dậy.
- Do chấn thương: Xuất hiện vết bầm tím và đau nhức dữ dội, đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng đến mức không chịu được trọng lượng cơ thể.
- Nhiễm trùng: Người bệnh có dấu hiệu sốt cao, đầu gối đau nhức và nóng.
Nguyên nhân do đâu gây tràn dịch khớp gối ở thể nhẹ
Tràn dịch khớp gối nhẹ không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Các tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy thường do chấn thương, bệnh viêm khớp hoặc do nhiễm trùng gây ra.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào các bệnh lý nền, tình trạng chấn thương của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân, bệnh lý có thể khiến bệnh tràn dịch khớp gối nhẹ phát triển. Phổ biến nhất là:
- Chấn thương dẫn đến đứt dây chằng
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm xương khớp
- Bệnh gút
- Bệnh giả Gout
- Nhiễm trùng khớp
- Lao xương khớp
- Vận động quá sức
- Viêm loét đại tràng
- Viêm nhiễm
- Viêm khớp phản ứng
- Thừa cân, béo phì
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ phổ biến nhất hiện nay
Hầu hết các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị đối với từng bệnh nhân sẽ khác nhau, các biện pháp chữa trị có thể được thực hiện bao gồm:
Hút dịch khớp: Các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm hút dịch ra khỏi ổ khớp, làm giảm cảm giác sưng đau khó chịu cho người bệnh. Tiêm corticosteroid để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn khi được giảm viêm nhiễm và đau nhức. Đồng thời, các bác sĩ cũng kê thêm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị khi các cơn đau có dấu hiệu kéo dài.
Trong trường hợp phát hiện ổ viêm thì kháng sinh tránh nhiễm trùng sẽ được chỉ định theo tình trạng bệnh nhân, điều này phải tuân thủ vô cùng chặt chẽ. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDS) – Loại thuốc này khi sử dụng lâu dài giúp kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, để bổ trợ cho việc điều trị hiệu quả, người bệnh cần phải nẹp đầu gối nhằm sử dụng nhằm ổn định khớp gối.
Nếu việc sử dụng thuốc không đạt hiệu quả, các bác sĩ sẽ lên phương án phẫu thuật hoặc thay thế đầu gối. Trong một số trường hợp nhất định, phẫu thuật có thể là biện pháp khắc phục tốt nhất.
Biện pháp khắc phục tại nhà đối với bệnh nhân tràn dịch khớp gối
Bên cạnh việc chăm sóc tại các cơ sở y tế, thực hiện các biện pháp tự phục hồi tại nhà cũng có thể giúp tình trạng tràn dịch khớp gối thuyên giảm:
- Nâng cao đầu gối khi nằm, tránh đặt áp lực lên khớp
- Chườm lạnh hoặc nóng giúp giảm sưng đau khớp gối
- Dùng băng nẹp cố định
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển
- Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý nhằm giảm áp lực lên đầu gối
- Hạn chế di chuyển, vận động để đầu gối được nghỉ ngơi
- Luyện tập thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga…, đặc biệt đối với những người bị viêm khớp
Phòng ngừa nguy cơ mắc tràn dịch khớp gối
Các biện pháp ngăn ngừa tràn dịch khớp gối bao gồm:
- Duy trì tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội…
- Tránh vận động mạnh trên các bề mặt gồ ghề.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách nếu người bệnh có các tình trạng mãn tính như viêm khớp.
ràn dịch khớp gối nhẹ là tình trạng có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chấn thương cho đến các bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp.
Người bệnh xuất hiện tình trạng đầu gối sưng đau đột ngột và trầm trọng nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp giải quyết kịp thời, vì nếu để lâu bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không thể đứng vững do đầu gối không chịu được trọng lượng cơ thể, mất cảm giác dưới đầu gối hoặc bị sốt cao, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách.
Chủ đề: chữa tràn dịch khớp gối • tràn dịch khớp gối • tràn dịch khớp gối nhẹ