Giãn dây chằng chân: Hướng dẫn luyện tập, điều trị và phòng tránh

Giãn dây chằng chân: Hướng dẫn luyện tập, điều trị và phòng tránh

5/5 - (3 bình chọn)

Giãn dây chằng chân là dạng chấn thương phổ biến thường gặp trong cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động thể thao. Đây là tình trạng dây chằng chân bị kéo căng quá mức bình thường do tác động từ bên ngoài, thường xảy ra ở những bộ phận như khớp đầu gối, khớp mắt cá chân.

Giãn dây chằng chân là dạng chấn thương phổ biến thường gặp trong cuộc sống

Giãn dây chằng ở chân là dạng chấn thương phổ biến thường gặp trong cuộc sống

Giãn dây chằng ở chân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau này. Để hiểu rõ hơn về bệnh giãn dây chằng chân, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Giãn dây chằng chân là gì?

Giãn dây chằng chân là dạng chấn thương xảy ra với các dải mô cứng (hay còn gọi là dây chằng) liên kết các xương, là hiện tượng khi người bệnh vô tình xoay hoặc vặn mạnh khớp chân một cách đột ngột dẫn đến dây chằng cố định xương chân bị kéo giãn quá mức hoặc bị rách.

Tất cả các dây chằng đều có phạm vi co giãn nhất định nhằm ổn định các khớp. Khi dây chằng chân bị kéo căng quá mức có thể dẫn đến tình trạng giãn dây chằng chân. Tổn thương giãn dây chằng chân thường gặp ở những bộ phận như:

  • Khớp gối (Giãn dây chằng chéo trước, giãn dây chằng chéo sau…)
  • Khớp cổ chân (Giãn dây chằng mắt cá chân, trật khớp mắt cá chân)

Khi phát hiện dạng chấn thương này, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương, từ đó có thể tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp giãn dây chằng chân nhẹ có thể mất khoảng 6 tuần để phục hồi và khoảng 12 tháng chữa trị với các trường hợp nghiêm trọng.

Trường hợp giãn dây chằng chân nhẹ có thể mất khoảng 6 tuần để phục hồi

Trường hợp chân giãn dây chằng nhẹ có thể mất khoảng 6 tuần để phục hồi

Nguyên nhân giãn dây chằng chân

Chấn thương giãn dây chằng chân thường xảy ra khi khớp chân bị xoay hoặc vặn một cách đột ngột, bất ngờ, khiến cho các dây chằng cố định khớp bị kéo giãn khỏi vị trí bình thường.

Chẳng hạn như khi vận động hoặc chơi thể thao, khớp gối và mắt cá chân có thể bị vẹo vào trong do chuyển động đột ngột, khiến dây chằng liên kết các xương bị căng giãn hoặc rách.

Giãn dây chằng chân có thể xảy ra với mọi người ở mọi lứa tuổi. Các trường hợp như khi bị té ngã, vận động sai tư thế, tai nạn, hoặc thậm chí đi giày dép không đúng kích thước đều có thể gây ra loại chấn thương này.

Dấu hiệu chân bị giãn dây chằng cần lưu ý

Dây chằng chân bị giãn là tình trạng khá phổ biến, người bệnh khi không may bị trấn thương sẽ nhanh chóng gặp các triệu chứng

  • Chân mất vững, lỏng lẻo khớp
  • Sưng, đau nhức, bầm tím ở vùng khớp bị giãn dây chằng
  • Khớp phát ra tiếng gãy “bóc” ở thời điểm chấn thương
  • Khó khăn khi cử động khớp, nhất là khi thay đổi tư thế đứng lên, ngồi xuống
  • Co thắt cơ bắp gây đau buốt khó chịu
  • Khớp bị căng cứng, cảm giác có tiếng kêu lục cục
Sưng, đau nhức, bầm tím ở vùng khớp bị giãn dây chằng

Sưng, đau nhức, bầm tím ở vùng khớp bị giãn dây chằng

Điều trị giãn dây chằng ở chân

Bên cạnh các biện pháp như vật lý trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ. Một số phương pháp khác có thể áp dụng để giảm đau nhức, cố định khớp và tạo tiền đề giúp khớp chân sớm phục hồi như:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau:

  • Acetaminophen (Còn có tên gọi khác là paracetamol) có tác dụng giảm đau và sốt do chấn thương gây ra. Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng vì trong một số trường hợp acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu không được sử dụng đúng cách.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm sưng đau và sốt. Tuy nhiên cần lưu ý trước khi sử dụng vì loại thuốc này có khả năng gây xuất huyết dạ dày và các vấn đề về thận ở một số người. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng những loại thuốc này mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Hạn chế di chuyển, để chân được nghỉ ngơi tối đa 2 ngày giúp chân mau chóng hồi phục. Nếu cần phải di chuyển, nên dùng nạng trong quá trình đi lại nhằm giảm áp lực lên chân bị tổn thương, tạo điều kiện giúp chân mau lành.

Chườm lạnh sau mỗi 20 – 30 phút, 3 – 4 lần mỗi ngày vào ngày đầu tiên. Sau đó, mỗi lần chườm đá cách nhau 3 – 4 giờ trong những ngày tiếp theo. Bạn có thể dùng túi nước đá để chườm hoặc ngâm khớp bị tổn thương vào nước đá, phương pháp này không những ngăn ngừa tổn thương mô mà còn giảm sưng đau, phù nề.

Cố định phần khớp chân bị giãn dây chằng bằng băng thun, nhưng hãy chú ý băng cuốn phải đủ chặt để cố định khớp nhưng không được quá chặt vì sẽ có thể khiến chân bị tê, ngứa, làm tình trạng tổn thương thêm nghiêm trọng hơn.

Kê chân cao bằng cách nằm trên bề mặt phẳng, đặt chân lên gối hoặc đệm cao, nên kê chân cao hơn tim nếu có thể. Thực hiện tư thế này thường xuyên trong ít nhất 2 ngày không chỉ hạn chế áp lực lên chân mà còn giúp giảm sưng đau, giúp máu lưu thông, làm tan nhanh máu bầm.

Kê cao chân khi nằm để hạn chế áp lực lên vùng đau nhức

Kê cao chân khi nằm để hạn chế áp lực lên vùng đau nhức

Tập thể dục có tác dụng cải thiện tình trạng chấn thương của khớp chân, giúp chân hoạt động linh hoạt, trơn tru. Ngoài ra, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cũng khiến chân mau chóng hồi phục hơn, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp chân, từ đó cho phép người bệnh quay trở lại các hoạt động thường ngày sớm nhất có thể.

Phòng tránh nguy cơ giãn dây chằng ở chân

  • Khởi động, giãn cơ trước khi tập thể dục. Duy trì thói quen này khiến cơ thể trở nên dẻo dai hơn, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa các chấn thương khác xảy ra.
  • Sử dụng các thiết bị bảo hộ khi vận động nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu độ nghiêm trọng khi tai nạn, chấn thương xảy ra.
  • Đi giày dép vừa chân, tránh đi giày cao gót
  • Không chơi thể thao khi đang mệt mỏi hoặc đau vì nguy cơ bị thương sẽ cao hơn nếu cơ thể không được nghỉ ngơi.
  • Đi bộ hoặc chạy bộ trên bề mặt phẳng, tránh những bề mặt gập ghềnh, dễ bị ngã.

Giãn dây chằng chân có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, sinh hoạt, vận động. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về lâu dài. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh giãn dây chằng chân, hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

—————

USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ

Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn
👍👍 Chia sẻ
Chủ đề:

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh