Tìm hiểu bệnh khô khớp gối và cách điều trị hiệu quả

Tìm hiểu bệnh khô khớp gối và cách điều trị hiệu quả

5/5 - (3 bình chọn)

Khô khớp gối là bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện với những cơn đau dai dẳng mức độ từ vừa tới nặng gây khó khăn và đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày.

Khô khớp gối là bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam

Khô khớp gối là bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam

Tình trạng khô khớp gối là gì?

Tình trạng khô khớp gối là khi khớp tiết ra ít, thậm chí là không tiết ra dịch nhờn đủ để bôi trơn, khiến khi vận động, co duỗi khớp trong các hoạt động thường ngày như đi đứng, ngồi, leo bậc thang gây rất nhiều đau đớn và khó khăn.

Người bị khô khớp sẽ nhận thấy mỗi khi hoạt động khớp sẽ phát ra tiếng lục cục, kèm theo là những cơn đau nhức chân khó chịu, trường hợp nặng hơn thì có thể đôi chân sẽ mất cảm giác.

Ai là người có nguy cơ cao bị khô khớp gối?

Bệnh khô dịch khớp gối có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên, căn bệnh này thường xuất hiện ở nhóm người sau đây:

  • Người làm việc trong văn phòng, ít có điều kiện vận động
  • Người già từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
  • Người lao động nặng, phải thường mang vác vật nặng, tạo áp lực lên khớp gối dẫn tới mòn sụn khớp gối và khô khớp gối.
  • Người bép phì, thừa cân, trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn lên đôi chân dễ gây tổn thương khớp gối
  • Người từng bị chấn thương, tổn thương sụn khớp gối dẫn đến bề mặt khớp không còn được trơn nhẵn trở nên mỏng và dễ mất độ đàn hồi, nứt vỡ. Theo thời gian, phần sụn khớp này sẽ dần khô, các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau gây đau nhức.
  • Người thường dùng chất kích thích như hút thuốc, rượu bia, đồ ăn nhanh, đồ ăn thiếu hụt các chất cần thiết cho xương như sắt, canxi, magie… khiến xương dễ bị tổn thương và yếu.
Người già từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị thoái hóa xương khớp

Người già từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị thoái hóa xương khớp

Triệu chứng khi bị khô tại khớp gối?

Dấu hiệu, triệu chứng cho thấy bạn đang có nguy cơ bị khô khớp gối, thiếu dịch tại khớp gối là:

Xuất hiện tiếng kêu lục cục tại vùng đầu gối hoặc lộp cộp khi vận động ở chân, mặc dù đó là những vận động nhẹ nhàng như co duỗi.

Bệnh nhân khô dịch khớp gối thường đối mặt với những cơn đau dai dẳng

Bệnh nhân khô dịch khớp gối thường đối mặt với những cơn đau dai dẳng

Xem thêm: Đau nhức vùng xương ức cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần lưu tâm

Người bệnh đau nhẹ đến những cơn đau dữ dội khi cơ thể chuyển động, nhất là các chuyển động ở phần gối. Cơn đau dễ dàng biến mất sau khi cơ thể được nghỉ ngơi. Những cơn đau này sẽ vẫn ghé thăm theo thời gian với mức độ tăng dần. Có thể xuất hiện tình trạng sưng nóng ở đầu gối.

Khô khớp gối có nguy hiểm không?

Có thể nói, bệnh khô khớp gối ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức, đi lại khó khăn… Nếu bệnh khô khớp không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp: Chân đi lại bị cong vẹo, đi đứng khập khiễng do đau, và dễ mất thăng bằng gây ngã.
  • Liệt khớp gối: Biến chứng nghiêm trọng nhất của khô khớp gối là liệt khớp gối. Sau thời gian khớp gối bị khô không được điều trị sẽ khiến phần khớp dần trở nên cứng và khó hoạt động dẫn tới liệt suốt đời.
  • Ngoài ra, chứng bệnh này còn ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa gây đau thắt lưng kinh niên, nhức mỏi toàn thân dai dẳng khiến người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi.

Cách điều trị khô khớp gối

Khi có dấu hiệu khô chất nhờ khớp gối, để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, lứa tuổi và điều kiện. 

Phương pháp chẩn đoán khô khớp gối được cho là chính xác nhất hiện nay là kiểm tra thể chất người bệnh, đánh giá hình ảnh khớp bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MPI, đồng thời siêu âm hoặc lấy mẫu bệnh phẩm để xác định bệnh.

Nhiều trường hợp, bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện đầu gối và khả năng vận động của cơ thể. Nếu tình trạng cần phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phẫu thuật chỉnh hình sụn khớp phần gối.

Khắc phục tình trạng đau khớp gối bằng cách chườm lạnh

Khắc phục tình trạng đau khớp gối bằng cách chườm lạnh

Trong trường hợp người bệnh bị đau nhức ở nhà gây khó chịu có thể chườm lạnh vào phần khớp gối để giảm sưng, nếu sưng ít thì chuyển sang chườm nóng. 

Bệnh khô khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Song song với phương pháp điều trị thì duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp là cách tốt nhất để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh lý. Người bệnh có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng mà chuyên gia của chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Khớp gối khô nên ăn gì?

Cá biển

Bệnh nhân bị khô, đau khớp gối nên ăn các loại cá biển có chứa hàm lượng lớn chất béo Omega 3 trong bữa ăn. Omega 3 có công dụng giảm đau, kháng viêm và khắc phục tình trạng khô khớp cực hiệu quả.

Cá biển giàu Omega 3 tốt cho người bệnh khô khớp gối

Cá biển giàu Omega 3 tốt cho người bệnh khô khớp gối

Món ăn giàu canxi

Các loại hải sản với hàm lượng canxi dồi dào là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người khô khớp gối. Việc bổ sung canxi cần thiết cho sức khỏe, sự phát triển và phục hồi của cơ thể, cải thiện sức khỏe xương khớp rất tốt.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin D dồi dào cho cơ thể, cải thiện chất lượng và tái tạo lại sụn giúp cho xương khớp dẻo dai hơn.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên sử dụng từ 2 đến 3 ly sữa mỗi ngày hoặc các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa…

Rau xanh và hoa quả

Trong hoa quả và rau có rất nhiều khoáng và vitamin giúp tái tạo, sản sinh tế bào xương, chống oxy hóa, tăng tiết dịch bôi trơn các sụn khớp. Một số loại rau trái tốt cho người bị đau khớp gối gồm có:

Cải bina, súp lơ, cải xoăn, cải chân vịt, rau ngót, các loại đậu (đỗ), các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, giảm các chứng viêm khớp rất tốt và tăng cường tổng hợp protein trong xương và khớp. Vì vậy, người bị thiếu dịch khớp gối, khô khớp gối cần tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm giàu vitamin C trong thức ăn.

Khô sụn khớp không nên ăn gì?

Bên cạnh những thức ăn tốt cho sức khỏe xương khớp nêu bên trên, người bệnh cần tránh, hạn chế ăn những món ăn như:

  • Đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường hoặc nhiều muối
  • Đồ ăn lên men, muối chua như dưa muối, cà muối…
  • Nội tạng động vật
  • Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán ngậm dầu mỡ
  • Các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá…
Rượu bia không tốt cho người bệnh xương khớp

Rượu bia không tốt cho người bệnh xương khớp

Bất cứ ai cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh khô khớp gối, vì thế nếu nhận thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn không nên chủ quan và cần nhanh chóng thăm khám kịp thời. Khi có bất cứ nhu cầu hay câu hỏi nào về vấn đề xương khớp, hãy liên hệ với USAC – chúng tôi luôn mong được đồng hành cùng bạn.

—————

USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ

Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn
👍👍 Chia sẻ

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh