Bác sĩ chia sẻ: Cách điều trị khô khớp gối khỏi dứt điểm
Khô khớp gối là triệu chứng phổ biến ở người ít vân động trong thời gian dài. Hiện tượng khớp gối bị khô khiến cho sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng… nếu như không được phát hiện và sử dụng cách điều trị khô khớp gối phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Nội dung chính
Khô khớp gối là gì?
Khô khớp gối ở thời điểm hiện tại là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam. Bệnh này thường gặp ở người già, người vận động ít, dân văn phòng. Hiện nay căn bệnh này có dấu hiệu ngày càng trẻ hoá, khô khớp gối ở người trẻ gia tăng nhiều nhất ở các đô thị.
Theo thống kế của Tổ chức Y tế thế giới, có hơn 10% người dân ở độ tuổi trung niên mắc bệnh về khớp gối và bị hạn chế khả năng lao động cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Bệnh khô khớp gối là tình trạng phần sụn khớp bị bào mòn, sần ráp dẫn đến bề mặt khớp xương cọ xát vào nhau gây đau, đôi khi phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo và luôn khiến người bệnh đau đớn phần đầu gối, sưng viêm và cản trở vận động chân.
Nếu bệnh tình không được phát hiện và khám chữa kịp thời thì có thể xảy ra nhiều biến chứng khôn lường như đau đớn đầu gối kéo dài, hạn chế vận động, di chuyển, thậm chí là có thể bị teo cơ, bại liệt suốt đời.
Cách điều trị khô khớp gối
Như đã nói phần trên, người bệnh khô khớp gối không thể chủ quan. Nếu bệnh được phát hiện sớm, làm rõ được nguyên nhân gây bệnh do đâu thì việc điều trị sẽ rất thuận lợi. Khi mới phát hiện bệnh cần được nhanh chóng khắc khụ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể, cũng như giúp cơ xương khớp chắc khoẻ, tốt cho việc nhanh chóng hồi phục.
Theo Đông y, bệnh khô khớp gối không phải là bệnh hiếm, chính vì vậy, có khá nhiều biện pháp có thể dùng để phòng ngừa và chữa khô khớp gối:
- Vận động nhẹ nhàng thường xuyên để cơ thể dẻo dai
- Tắm nước ấm để làm dịu những cơn đau khớp
- Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như co duỗi chân, tay tại chỗ
- Thoa dầu ấm và massage cơ thể bằng dầu nóng, nhất là vị trí các khớp gối, cổ tay, cổ chân
- Khi ngủ, tư thế tốt nhất là nên gác hai chân cao hơn một chút để hỗ trợ máu lưu thông được tốt hơn
- Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: rau xanh, đậu bắp…
- Không ngồi lâu ở một tư thế, luôn dành thời gian để đi lại vận động nhẹ nhàng.
- Nói không với thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ và chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
Ngoài ra, với chấn thương nhẹ, mới xảy ra, các phương pháp điều trị tại nhà đơn giản sau đây sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm đau, giảm cứng khớp cho đến khi tình trạng đau đớn thuyên giảm.
Chườm lạnh để giảm sưng, làm chậm tiến trình tạo ổ viêm sưng ở vùng khớp. Nếu đau ít hoặc không sưng thì có thể chườm nóng để dễ chịu hơn.
Khô khớp gối nên uống thuốc gì? Hãy bổ sung nhiều dưỡng chất cho khớp gối như Glucosamine sulfate tinh thể. Glucosamine được chứng minh là giúp giảm đau, đặc biệt là đau tại các khớp. Ngoài ra, glucosamine cũng được dùng giảm đau và phục hồi các vấn đề ở giai đoạn sớm của thoái hoá khớp
Người bệnh có thể sử dụng thêm NSAID (không kê đơn) nếu triệu chứng còn đau và đeo nẹp thêm để cố định vùng gối, tránh chấn thương nghiêm trọng hơn.
Đối với chấn thương kéo dài và nghiêm trọng hơn mà đã xác định được nguyên nhân từ khô khớp, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, tại đây, có thể bác sĩ sẽ kê đơn Thuốc điều trị khô khớp gối:
- Sử dụng thuốc giảm đau theo toa như Cortisosteroid
- Dùng thuốc phục hồi khớp tổn thương
- Cung cấp Axit Hyaluronic bằng cách tiêm nội khớp (tiêm vào khớp gối) giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát hỗ trợ khớp hoạt động bình thường.
- Hướng dẫn vật lý trị liệu để cải thiện chức năng gối và khả năng vận động của toàn cơ thể.
Khô khớp gối, khi nào bạn cần thăm khám?
Khi có những dấu hiệu khiến bạn nghi ngờ mình bị khô sụn khớp gối, bạn nên sớm đến phòng khám, bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhất là nếu không may có chấn thương ở đầu gối, hay đầu gối đau kéo dài, kèm theo các triệu chứng như viêm, sưng có tiếng lục cục, lạo xạo. Việc điều trị sớm sẽ giúp đầu gối giảm được nguy cơ tổn thương gia tăng.
Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân khớp gối bị khô do đâu từ đó lập phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn giúp bạn sớm hồi phục.
Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là kiểm tra thể chất, xét nghiệm hình học qua chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm khớp gối, lấy mẫu bệnh phẩm và phân tích tại phòng thí nghiệm.
Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.
Bệnh khô khớp gối tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất cần được thăm khám, điều trị và khắc phục sớm từ giai đoạn đầu để người bệnh không phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội, vận động khó khăn và biến chứng tàn phế. Để có sức khoẻ xương khớp ổn định, ngoài các cách điều trị khô khớp gối, việc phải tập thể dục thể thao hàng ngày, bạn cũng cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm hàng ngày và thiết lập một lối sống lành mạnh.
Nếu có thắc mắc nào về bệnh xương khớp nói chung hay bệnh khô khớp gối nói riêng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận được những giải đáp nhanh chóng.
—————
USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn