Bệnh thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

5/5 - (3 bình chọn)

Bệnh thoái hoá khớp gối là một dạng viêm khớp khá phổ biển. Viêm khớp gối thường tiến triển qua nhiều giai đoạn kéo theo những cơn đau khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng xảy ra khi lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn) bị mài mòn hoặc tổn thương. Khi tình trạng này xảy ra, các xương ở khớp gối cọ xát với nhau, ma sát gây hiện tượng đầu gối bị đau, cứng khớp hoặc sưng to. Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mãn tính không thể chữa khỏi dứt điểm được nhưng áp dụng các phương pháp điều trị có thể làm giảm thiểu hiện tượng đau cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp gối.

Bệnh thoái hóa khớp gối rất phổ biến. Có khoảng 46% người dân sẽ phải đối mặt với căn bệnh này trong cuộc đời.

Phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa hơn nam giới. Hầu hết mọi người thường mắc căn bệnh này sau tuổi 40. Nhưng các yếu tố như chấn thương hoặc di truyền cũng khiến người bệnh gặp tình trạng này sớm hơn.

Ảnh hưởng của thoái hóa khớp gối đến cơ thể

Thoái hóa khớp gối có thể làm khớp gối biến dạng trở nên lỏng lẻo và mất ổn định

Thoái hóa khớp gối có thể làm khớp gối biến dạng trở nên lỏng lẻo và mất ổn định

Xem thêm: Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là đau khớp gối, có thể gây đau đớn khi đi lại, chạy, leo cầu thang hay quỳ gối. Ngoài ra còn có thể khiến đầu gối bệnh nhân bị sưng, cứng. Theo thời gian, thoái hóa khớp gối có thể làm khớp gối biến dạng trở nên lỏng lẻo và mất ổn định.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp gối bị hao mòn hoặc tổn thương.

Sụn khớp có bản chất là lớp mô cứng nhưng dẻo dai, có độ đàn hồi cao nằm ở ở đầu xương, có nhiệm vụ giúp đầu gối hoạt động ổn định, trong khi sụn chêm giúp giảm áp lực lên đầu gối.

Sụn đối với đầu gối cũng quan trọng giống như bộ phận giảm xóc đối với xe, bảo vệ xe khỏi va chạm và xóc. Lái xe trên những con đường gồ ghề, không bằng phẳng trong thời gian dài sẽ khiến bộ phận giảm xóc bị hao mòn nhanh chóng. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây mài mòn và tổn thương sụn khớp gối:

  • Thừa cân. Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp đầu gối cao gấp bảy lần so với người bình thường
  • Từng bị chấn thương đầu gối trong quá khứ
  • Thường xuyên đặt nhiều áp lực lên đầu gối khi làm việc hoặc chơi thể thao
  • Do di truyền từ cha mẹ
  • Một số bệnh cơ xương khớp khác

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối

Đau khớp là triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp gối. Đầu gối có thể bị đau khi di chuyển, đôi khi thậm chí cả lúc ngồi yên.

Các triệu chứng khác bao gồm: 

  • Đầu gối có cảm giác cứng nhắc, đặc biệt khi mới ngủ dậy hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Đầu gối trông có vẻ sưng hoặc sưng phù nề ở một vùng
  • Nghe thấy tiếng rắc hoặc tiếng nghiến khi di chuyển đầu gối
  • Cảm thấy đầu gối lung lay như có khả năng bị khuỵu gối
  • Cảm giác đầu gối bị kẹt cứng gây khó khăn khi đi lại
Hình ảnh X-quang khớp gối bị thoái hoá

Hình ảnh X-quang khớp gối bị thoái hoá

Chẩn đoán thoái hoá khớp gối bằng phương pháp hiện đại nhất

Bệnh thoái hóa khớp gối được chẩn đoán như thế nào để đưa ra kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh cũng như các vấn đề liên quan kéo theo?

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra xem:

  • Đầu gối bệnh nhân có dấu hiệu đỏ hoặc đau không?
  • Người bệnh từng có chấn thương đầu gối hay không?
  • Người bệnh có thể di chuyển đầu gối ở mức độ nào?
  • Kiểm tra xem đầu gối có bị lỏng lẻo hoặc bị kẹt cứng không?
  • Người bệnh đi lại không như bình thường do ảnh hưởng của thoái hóa khớp gối không?

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

  • Chụp X-quang
  • Hình ảnh cộng hưởng từ
  • Xét nghiệm máu
  • Chọc hút dịch khớp (arthrocentesis)

Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?

Để chữa trị thoái hóa khớp gối có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như điều trị không phẫu thuật, tiêm, và phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tư vấn các hướng điều trị thông thường trước khi đề xuất đến lựa chọn phẫu thuật.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với tập thể dục thường xuyên và luyện tập trị liệu vật lý sẽ giúp làm giảm thiểu các cơn đau do bệnh gây ra. Ngoài ra bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được tư vấn về cách luyện tập hợp lý và chăm sóc để kiểm soát các triệu chứng.

Bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết nếu có hiện tượng đầu gối bị đau không có lý do hoặc tình trạng đau đầu gối ngày càng trầm trọng hơn.

Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể nếu đầu gối quá đau, có cảm giác nóng khi chạm vào và da ửng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm

  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Vật lý trị liệu
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý
  • Nẹp đầu gối
  • Sử dụng dụng cụ chỉnh hình.
  • Tiêm cortisone (steroid) hoặc axit hyaluronic vào đầu gối
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị được nhắc đến đầu tiên trong điều trị thoái hoá khớp

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị được nhắc đến đầu tiên trong điều trị thoái hoá khớp

Phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm

  • Ghép sụn
  • Phẫu thuật cắt xương
  • Thay thế một phần đầu gối
  • Thay thế toàn bộ đầu gối

Những yếu tố bác sĩ cần cân nhắc khi đề xuất phẫu thuật khi: Khi mọi phương pháp điều trị khác (thuốc, trị liệu vật lý) không đem lại hiệu quả; Các triệu chứng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh; Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy khớp gối có dấu hiệu lỏng lẻo

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp gối nhưng một số biện pháp có thể được thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Duy trì cân nặng hợp lí
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động quá sức
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thay đổi thói quen tập thể dục bằng các bài tập ít động tác mạnh
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chăm sóc người bị bệnh thoái hóa khớp gối

Người bệnh cần được sự hỗ trợ của bác sĩ trong việc điều trị

Người bệnh cần được sự hỗ trợ của bác sĩ trong việc điều trị

Chứng thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên có một số cách để giúp bệnh nhân giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng:

  • Chườm lạnh hoặc nhiệt giúp giảm đau đầu gối, cứng khớp và sưng tấy
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm bớt áp lực lên đầu gối người bệnh
  • Các hoạt động thể dục thể thao như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ giúp khớp gối trở nên linh hoạt hơn
  • Sử dụng nẹp đầu gối hoặc thêm miếng lót chống sốc trong giày giúp giảm bớt áp lực lên đầu gối
  • Nghiêm túc luyện tập trị liệu vật lý theo hướng dẫn của bác sĩ giúp giảm tình trạng đau của bệnh

Các câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp gối có khiến người bệnh bị đau hông, chân hoặc bắp chân không?

Thoái hóa khớp gối có thể làm suy yếu cơ bắp chân, cơ đùi và cơ hông nhưng không có dấu hiệu gây đau đớn cho người bệnh.

Thoái hóa khớp gối có gây đau nhức xương không?

Câu trả lời là có, bởi vì thoái hóa khớp gối khiến xương chân cọ xát vào nhau dẫn đến hiện tượng đau nhức xương.

Một lối sống lành mạnh giúp bạn đẩy lùi các bệnh về xương khớp

Một lối sống lành mạnh giúp bạn đẩy lùi các bệnh về xương khớp

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển theo thời gian. Nhiều bệnh nhân có xu hướng chủ quan, lơ là với những dấu hiệu nhỏ nên không đi khám cho đến khi tình trạng của bệnh diễn biến nghiêm trọng. Co giật hoặc đau nhức đầu gối thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thoái hóa khớp gối. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu này, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối từ sớm có khả năng làm giảm các triệu chứng cũng như làm chậm tiến triển của bệnh.

👍👍 Chia sẻ
Chủ đề:

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh