Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

5/5 - (4 bình chọn)

Đứt dây chằng chéo trước (hay đứt dây chằng đầu gối trước) là chấn thương thường xảy ra với các vận động viên hoặc với những người thường chơi thể thao, đặc biệt là những bộ môn thể thao yêu cầu vận động mạnh. Đứt dây chằng chéo trước nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước (ACL) là một dãy mô cứng kết nối xương đùi với xương chày ở khớp gối, có nhiệm vụ cố định xương chày không bị trượt ra trước quá xa cũng như duy trì sự ổn định của đầu gối khi vặn, xoay. 

Đứt dây chằng đầu gối trước là một trong những loại chấn thương về đầu gối phổ biến nhất. Đứt dây chằng chéo trước thường xảy ra khi dây chằng bị căng quá mức dẫn đến bị tổn thương như khi nhảy tiếp đất, đột ngột đổi hướng khi đang di chuyển với tốc độ cao, chấn thương khi chơi thể thao hoặc bị ngã. Khi loại tổn thương này xảy ra, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Khi chấn thương có tiếng “rắc” gẫy
  • Đau và sưng quanh khớp gối
  • Suy giảm khả năng vận động
  • Cảm giác khớp bị trật hoặc kẹt
  • Khó khăn khi đi lại
Đứt dây chằng đầu gối trước là một trong những loại chấn thương về đầu gối phổ biến nhất

Đứt dây chằng đầu gối trước là một trong những loại chấn thương về đầu gối phổ biến nhất

Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không?

Không phải lúc nào đứt dây chằng đầu gối trước cũng cần can thiệp phẫu thuật, nhiều trường hợp không quá nghiêm trọng có thể chữa khỏi được sau khi tập luyện phục hồi chức năng và nghỉ ngơi đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Quyết định đứt dây chằng chéo trước có cần phẫu thuật không thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của người bệnh. Khi bị đứt dây chằng đầu gối trước, bác sĩ sẽ kiểm tra một vài yếu tố trước khi quyết định bệnh nhân có cần được phẫu thuật không:

  • Chẩn đoán: Chẩn đoán có thể giúp đánh giá mức độ chấn thương của người bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra trình trạng của đầu gối, khả năng vận động cũng như chức năng tổng thể của khớp bằng cách di chuyển đầu gối theo nhiều hướng khác nhau.
  • Chấn thương đầu gối: Điều trị đứt dây chằng đầu gối trước phụ thuộc nhiều nhất vào mức độ chấn thương của đầu gối. Nếu người bệnh thường bị khuỵu gối khi đang di chuyển có thể cân nhắc về việc tiến hành phẫu thuật chữa trị.
  • Tuổi tác: Nghiên cứu cho thấy rằng phẫu thuật chữa dây chằng đầu gối trước ở người lớn tuổi cũng có khả năng thành công cao. Tuy nhiên, không giống như những người trẻ, họ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi cũng như gặp nhiều rủi ro hơn về biến chứng sau phẫu thuật. Vì lí do này mà nhiều người lớn tuổi lựa chọn không phẫu thuật, đặc biệt là những người ít vận động.
  • Mức độ nghiêm trọng: Nếu bệnh nhân bị đau nhiều, dai dẳng, liên tục và cơn đau có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì có thể cân nhắc cần phẫu thuật để phục hồi.
  • Các chấn thương đầu gối khác:  Phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất nếu bệnh nhân bị rách sụn chêm, gãy xương hoặc tổn thương dây chằng hoặc các gân khác.
Phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất nếu bệnh nhân bị tổn thương dây chằng

Phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất nếu bệnh nhân bị tổn thương dây chằng

Tái tạo dây chằng chéo trước

Trong khi các chấn thương cấp độ ba thường yêu cầu tái tạo hoàn toàn, đứt dây chằng chéo trước (chấn thương cấp độ hai) có thể được điều trị bằng cách tái tạo một phần. Khi phẫu thuật, dây chằng đầu gối được tái tạo bằng cách sử dụng những mô khác trong cơ thể hoặc được người khác hiến tặng. Dây chằng mới được tạo ra để thay thế dây chằng đã bị tổn thương.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải đeo nẹp đầu gối trong một vài tuần. Tập luyện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ trong vài tháng giúp phục hồi tối đa chức năng của khớp gối. Hầu hết người bệnh có thể hoạt động bình thường trở lại sau khoảng sáu tháng chữa trị.

Điều trị không phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị dứt dây chằng chỉ vài sợi, đứt không hoàn toàn mà đầu gối vẫn vững có thể phục hồi được mà không cần can thiệp phẫu thuật. Thời gian phục hồi thường mất khoảng ba tháng.

Nếu không phẫu thuật, một số phương pháp điều trị có thể áp dụng như mang nẹp hoặc sử dụng nạng để bảo vệ đầu gối trong quá trình hồi phục. Người bệnh cũng có thể bắt đầu luyện tập phục hồi chức năng – trị liệu vật lí sau khi đầu gối đã hết sưng.

Không phải bất cứ ai cũng đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành phẫu thuật nên lựa chọn điều trị không phẫu thuật sẽ tốt nhất đối với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người ít vận động.

Điều trị không phẫu thuật cũng là phương pháp hiệu quả đối với bệnh nhân đứt dây chằng

Điều trị không phẫu thuật cũng là phương pháp hiệu quả đối với bệnh nhân đứt dây chằng

Quyết định liệu đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không phụ thuộc hoàn toàn vào bệnh nhân, nhưng người bệnh chắc chắn cần phải luyện tập vật lý trị liệu bởi đây là phương pháp tốt nhất để giúp phục hồi chấn thương dây chằng chéo đầu gối.

Quá trình trị liệu thường được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào chữa trị, phục hồi các chức năng của khớp và cơ xung quanh. Giai đoạn hai luyện tập chế độ tăng cường bảo vệ dây chằng. Giai đoạn cuối cùng xoay quanh việc đảm bảo đầu gối đã được chữa trị hoàn toàn để duy trì các hoạt động bình thường trở lại.

Lối sống lành mạnh và tập luyện phù hợp để bảo vệ sức khoẻ cơ - xương -khớp

Lối sống lành mạnh và tập luyện phù hợp để bảo vệ sức khoẻ cơ – xương -khớp

Quá trình hồi phục sẽ mất nhiều tháng, vì vậy sự hợp tác, nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng, không nên lơ là chủ quan, tránh để cơn đau kéo dài có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

—————

USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ

Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn
👍👍 Chia sẻ
Chủ đề:

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh