Ăn tỏi có tác dụng gì? Một số lưu ý để dùng tỏi như một bài thuốc quý
Tỏi là một gia vị thân quen trong mỗi bữa cơm gia đình của người Việt. Ngoài việc chế biến tỏi cùng các món ăn, tỏi sống còn đem lại những lợi ích cho cơ thể. Nhưng bạn đã biết Ăn tỏi có tác dụng gì và cách dùng tỏi đúng cách chưa? hãy cùng USAC tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Nội dung chính
Thành phần trong củ tỏi
Trước khi đề cập đến công dụng của tỏi, chúng ta hãy xem thành phần bên trong tỏi sống có gì. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100gram tỏi sống chứa 6,36g protein, khoảng 33g carbohydrates và 150g calo. Ngoài ra, tỏi sống cũng chứa các dưỡng chất như vitamin thuộc nhóm B và khoáng chất tự nhiên khác như P, MG, Ma, K, Ca, Fe…
Bên cạnh đó, tỏi chứa các chất làm tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi trùng, vi khuẩn. Trong tỏi sống có hợp chất là alliin, khi tỏi được nhai hoặc nghiền nát, hợp chất này biến thành alliin chứa lưu huỳnh, tạo ra khả năng chữa bệnh của tỏi.
Ăn tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi sống chứa hàm lượng germanium – một hàm lượng rất tốt cho sức khỏe nhiều hơn rất nhiều so với trà xanh, trà đỏ, hay ngay cả nhân sâm. Chính vì thế, có thể nói, tỏi sống như một bài thuốc quý có giá trị đối với sức khỏe.
Điều trị, phòng cảm cúm
Tỏi có tác dụng gì? trong việc điều trị bệnh cảm, cảm cúm do hợp chất Sulfur trong tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt. Nếu ăn tỏi thường xuyên, cơ thể bạn sẽ có khả năng phòng được cảm cúm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Còn trong trường hợp bạn bị cảm cúm và sử dụng tỏi thường xuyên thì thời gian nhiễm bệnh của bạn có thể rút ngắn tới 70% và sức khỏe cũng được phục hồi nhanh chóng hơn.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Tỏi là một thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột và một số bệnh ung thư đường tiêu hóa khác.
Ngoài ra, tỏi cũng ngăn chặn sự xâm hại của các kim loại nặng, các độc tố và những chất có khả năng gây ung thư. Germanium và selen trong tỏi giúp cho cơ thể kháng lại tế bào lạ, chống gốc tự do như một cách ngăn chặn bệnh ung thư hiệu quả.
Xem thêm: 10 TÁC DỤNG CỦA TỎI ĐEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA GIA ĐÌNH
Đối với bệnh nhân ung thư, tỏi cũng như một bài thuốc quý hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Các chất có trong củ tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene tác động làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, giảm kích thước khối u lên tới 50%.
Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch
Khi cơ thể có nồng độ cholesterol lớn gây ra bệnh tim mạch thì tỏi có tác dụng hạ nồng độ các cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể lên và loại bỏ được những mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Từ đó, quá trình lão hóa của động mạch chủ cũng được giảm đáng kể nhờ tỏi.
Những hoạt chất có trong thành phần của tỏi có thể kiểm soát được duyết áp qua việc giảm độ nhớt của máu nhờ các hoạt chất ajoene. Polysulfides cùng lưu huỳnh có ở trong tỏi sẽ giúp giãn cơ trơn, kích thích quá trình sản xuất những tế bào nội mạc và làm giãn mạch máu.
Có thể nói, tỏi có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Tăng khả năng sinh lý ở nam giới
Một câu hỏi mà các chuyên gia của USAC nhận được khá nhiều là: ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới? Tỏi sống là phương thuốc tốt làm tăng khả năng tình dục đối với nam giới, điều này rõ rệt nhất ở những quý ông đang mắc chứng bệnh nhược dương hay liệt dương.
Các nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi ngày bổ sung từ 1 đến 2 nhánh tỏi liên tục trong khoảng 60 ngày thì có thể cải thiện được số lượng tinh trùng bên trong tinh dịch. Sự cương dương cần thiết phải có enzyme nitric oxide synthase, những hợp chất này có thể được sản sinh ra từ thành phần của tỏi.
Tỏi giúp cải thiện chức năng xương khớp
Tỏi chứa nhiều vitamin nhóm B và C cùng các khoáng chất như Mg, Ma, Zn… chúng tó khả năng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và quá trình chuyển hóa xương. Ngoài ra, tỏi cũng nâng cao khả năng hấp thụ canxi để giúp xương chắc khỏe hơn.
Công dụng của tỏi đối với sức khỏe xương khớp của nữ giới là tỏi sẽ làm chậm quá trình loãng xương thông qua việc tăng cường estrogen. Với phụ nữ trung tuổi đang đối mặt với các vấn đề xương khớp, tỏi sống như một bài thuốc làm giảm triệu chứng đau nhức một cách hiệu quả.
Ngoài ra, các chất Creatinine, Allithiamine đều được tạo ra từ vitamin B1 và Allicin. Đây là hai thành phần chính tham gia vào trong các hoạt động của cơ bắp.
Tỏi tốt cho phụ nữ mang thai
Tỏi sống rất tốt cho khả năng tăng cân cho những thai nhi đang có nguy cơ thiếu cân. Đồng thời, tỏi cũng hạn chế những biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sảy thai..
Làm đẹp da
Hợp chất hữu cơ Allicin trong tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm cản trở các tế bào xấu và chống lại gốc tự do. Chính vì thế, da của bạn sẽ ít bị mụn nhọt, nám sạm, thay đổi sắc tố da…
Một số lưu ý khi sử dụng tỏi
Tỏi mọc mầm có ăn được không?
Tỏi mọc mầm là dấu hiệu tỏi đang già đi. Bạn vẫn có thể sử dụng tỏi mọc mầm để nấu ăn và chỉ không sử dụng tỏi khi thấy những đốm đen trên củ tỏi vì đó là dấu hiệu tỏi đã bị hỏng.
Nên uống tỏi ngâm mật ong vào lúc nào?
Bạn nên uống 1 thìa tỏi mật ong trước khi ăn sáng khoảng 15-20p, ngoài ra, uống tỏi ngâm mật ong khi bụng đói giúp cơ thể hấp thu các chất tốt hơn,
Ăn tỏi nướng có tác dụng gì?
Ăn tỏi nướng có tác dụng giúp bạn kiểm soát được cân nặng của mình, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp rất tốt.
Rượu tỏi ngâm lâu có uống được không?
Rượu tỏi ngâm lâu vẫn có thể uống mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, không khuyến khích và không nên uống rượu tỏi để lâu. Vì mùi vị không ngon và tác dụng của rượu tỏi cũng đã mất đi theo thời gian.
Nhìn chung, tác dụng của tỏi đối với sức khỏe rất cao. Tỏi cũng là một loại gia vị gần gũi với gia đình bạn. tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi dùng tỏi như một vị thuốc để sức khỏe của bạn và gia đình luôn được.