Triệu chứng của viêm cơ gân kheo - cách điều trị tránh biến chứng

Viêm cơ gân kheo là gì? cách điều trị dứt điểm

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm cơ gân kheo là tình trạng viêm cơ không quá phổ biến, thường chỉ xảy ra ở những vận động viên hoặc những người từng có tiền sử bị các chấn thương dây chằng đầu gối khác. Dù là bệnh lý hiếm gặp, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm cơ gân kheo sẽ làm suy giảm hoặc thậm chí làm mất đi hoàn toàn khả năng vận động của bệnh nhân.

Để hiểu rõ hơn về tình trạng của viêm cơ gân kheo, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm cơ gân kheo là tình trạng viêm cơ không quá phổ biến

Viêm cơ gân kheo là tình trạng viêm cơ không quá phổ biến

Viêm cơ gân kheo là gì?

Viêm cơ gân kheo là tình trạng viêm xảy ra ở phần cơ nằm ở mặt sau đầu gối. Nhóm cơ này đóng vai trò vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định các hoạt động của đầu gối như đi bộ, chạy, leo cầu thang…
Viêm cơ gân kheo, hay còn được gọi là viêm bao gân, có thể gây đau nhức ở phía sau và bên ngoài đầu gối. Tuy nhiên, viêm cơ gân kheo là tình trạng không quá phổ biến và hiếm khi xảy ra nên bệnh lý này chưa được hiểu rõ và thường bị chẩn đoán nhầm với các vấn đề về cơ xương khớp khác như chấn thương dây chằng hoặc sụn.

Viêm cơ gân kheo gây ra đau ở phía sau đầu gối

Viêm cơ gân kheo gây ra đau ở phía sau đầu gối

Nguyên nhân gây ra viêm cơ gân kheo

Bệnh viêm cơ gân kheo thường xảy ra khi bệnh nhân đặt quá nhiều áp lực lên cơ gân kheo, rèn luyện thể chất và tập luyện các bộ môn thể thao không đúng kĩ thuật, hoặc do những thói quen sinh hoạt hàng ngày không phù hợp.
Một số yếu tố khác có thể góp phần gây viêm cơ gân kheo như căng cơ quá mức, cơ bắp hoạt động liên tục và bị mỏi trong thời gian dài hoặc do khởi động chưa đúng cách trước khi tập luyện.
Chấn thương viêm cơ gân kheo có thể cảm nhận được khi mắt cá chân bị cuộn vào trong một cách bất thường dẫn đến gân bị rách.

Viêm cơ gân kheo xảy ra như thế nào?

Cơ gân kheo nắm giữ nhiều chức năng, phần cơ này chủ yếu hoạt động như một bộ quay của chân từ phần chân dưới lên trên và đồng thời cũng là bộ phận quan trọng giúp ổn định khớp gối. Đặt quá nhiều áp lực lên cơ gân kheo trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong quá trình luyện tập có khả năng gây ra tình trạng rách gân, đồng thời dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm cơ gân kheo.

Hình ảnh viêm cơ gân khoe

Hình ảnh viêm cơ gân khoe

Các triệu chứng của bệnh viêm cơ gân kheo

Bệnh viêm cơ gân kheo gây đau nhức ở mặt sau đầu gối và làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi bệnh nhân luyện tập thể chất và có biểu hiện căng cứng, bó chặt ở phía sau của đầu gối. Trong giai đoạn đầu của chấn thương, các triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm khi người bệnh tắm nước nóng hoặc vận động. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan trước các triệu chứng ban đầu mà tiếp tục tập luyện thể thao và không được điều trị thích hợp thì bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn, dẫn đến những cơn đau mãn tính.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau nhức khi cử động đầu gối
  • Đỏ tấy, sưng đau ở phía sau đầu gối
  • Gặp khó khăn khi vận động
  • Gân kheo sưng tấy, đau nhức
  • Tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn khi vận động mạnh và thuyên giảm dần khi nghỉ ngơi

Điều trị viêm cơ gân kheo

Điều trị viêm cơ gân kheo theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị viêm cơ gân kheo theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ

Giai đoạn cấp tính

Nghỉ ngơi: Giúp ngăn ngừa việc chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân nên để phần chi bị tổn thương được nghỉ ngơi, tránh di chuyển và vận động mạnh trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi chấn thương xảy ra, việc nghỉ ngơi đồng thời còn giúp ngăn chặn sự co rút thêm của gốc cơ bị đứt, làm giảm kích thước của các khối máu đông tụ và kích thước của vết sẹo mô liên kết.
Trong vài ngày đầu sau chấn thương, quãng thời gian nghỉ ngơi sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành các mô hạt tại vị trí bị thương, nhưng cần chú ý chỉ nên hạn chế hoạt động cho đến khi vết sẹo được hồi phục và có đủ sức mạnh để chịu được lực kéo do cơ gây ra mà không bị đứt lại. Sau giai đoạn này này người bệnh nên bắt đầu dần dần hoạt động trở lại như bình thường, cũng như tập luyện tăng cường để thúc đẩy quá trình chữa lành nhanh hơn bằng cách luyện tập phục hồi phần cơ bị tổn thương, ngăn ngừa teo cơ, mất sức do nghỉ ngơi trong thời gian dài…

Chườm đá hoặc chườm lạnh: Có tác dụng làm giảm nhiệt độ trong cơ và giảm lưu lượng máu chảy đến vùng bị thương. Sử dụng phương pháp này sẽ làm thuyên giảm các khối máu tụ giữa các gốc sợi cơ bị đứt, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và hoại tử mô, đồng thời thúc đẩy tốc độ tái tạo, phục hồi cơ. Việc chườm lạnh nên được duy trì trong một khoảng thời gian dài (6 tiếng) để đạt được hiệu quả tốt nhất, cũng như hạn chế xuất huyết và hoại tử mô.

Cuốn băng vị trí bị chấn thương: Băng bó kết hợp với việc nâng chân cao có tác dụng làm giảm lưu lượng máu và giảm tình trạng tích tụ dịch kẽ bị dư thừa. Mục đích của phương pháp này là ngăn ngừa tụ máu và phù kẽ, từ đó giảm thiểu máu tụ ở mô. Tuy nhiên, nếu giai đoạn băng bó và giảm vận động của chân kéo dài quá lâu sẽ gây bất lợi trong quá trình tái tạo cơ. Phương pháp chườm lạnh, cùng với băng bó chỉ nên được sử dụng trong 15 -20 phút, cách nhau từ 20 – 50 phút giữa các lần.

Nâng chân cao: Nâng cao bên chân bị thương trên mức tim giúp giảm áp suất thủy tĩnh, giảm sự tích tụ dịch kẽ, từ đó giảm thiểu khả năng sưng tấy hơn ở vùng bị thương.

Giai đoạn mãn tính

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin hoặc ibuprofen có tác dụng hạn chế cơn đau nhức do tình trạng viêm gân kheo gây ra
Để quá trình chữa lành được hiệu quả hơn, sử dụng thuốc nên được kết hợp với trị liệu vật lý và tập thể dục thể thao.
Một phương pháp điều trị viêm cơ gân kheo khác mà người bệnh có thể áp dụng là sử dụng corticosteroid.
Trong trường hợp bị viêm gân mãn tính (trên 6 tháng), bệnh nhân nên được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bao gân.

Vật lý trị liệu trong quá trình điều trị viêm cơ gân kheo

Vật lý trị liệu trong quá trình điều trị viêm cơ gân kheo

Viêm cơ gân kheo dù nguy hiểm nhưng nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì hầu hết đều có thể chữa khỏi. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu cơ bản của bệnh, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán cũng như được tư vấn hướng điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Trên đây là một số thông tin cơ bản về viêm cơ gân kheo mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những kiến thức về viêm cơ gân kheo trên đây hữu ích với bạn.

———————
USAC CHIROPRACTIC – Viện điều trị cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ

  • Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM.
  • Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM.
  • Sân Golf Rạch Chiếc, Xa lộ Hà Nội, Quận 2, TP. HCM.

VPĐD: 34959 Eastin Drive Union City, California, USA.
Hotline: 1900 585 800
Website: https://usac.vn

👍👍 Chia sẻ

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh