[Bác sĩ cảnh báo] Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối cần lưu ý

[Bác sĩ cảnh báo] Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối cần lưu ý

Bình Chọn post

Các triệu chứng giãn dây chằng đầu gối thường khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Hầu hết trường hợp tổn thương giãn dây chằng khớp gối không chỉ có nguy cơ dẫn đến tình trạng sưng tấy, hạn chế khả năng vận động mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và vận động sau này. Để hiểu thêm về các triệu chứng giãn dây chằng đầu gối, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Cấu tạo dây chằng đầu gối

Cấu tạo dây chằng đầu gối

Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối dễ nhận biết 

Các triệu chứng phổ biến của bệnh giãn dây chằng đầu gối bao gồm:

Đau nhức: Tình trạng đau nhức khớp gối do giãn dây chằng gây ra phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với các trường hợp giãn dây chằng nhẹ, người bệnh chỉ bị đau âm ỉ, thi thoảng đau nhói. Ngược lại, đầu gối sẽ bị đau buốt, cơn đau kéo dài nhiều giờ đối với trường hợp nghiêm trọng hơn. Thông thường, cơn đau nhức sẽ thuyên giảm khi khớp gối được nghỉ ngơi và đau trở lại khi bệnh nhân cử động.

Tình trạng đau nhức khớp gối do giãn dây chằng gây ra phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Tình trạng đau nhức khớp gối do giãn dây chằng gây ra phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương

Đầu gối sưng phù nề: Giãn dây chằng đầu gối thường đi kèm với hiện trượng sưng phù nề. Mức độ sưng nhức cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của chấn thương.

Hạn chế khả năng vận động: Sau chấn thương, các dây chằng liên kết các xương bị suy yếu, gây ra sưng tấy từ đó hạn chế khả năng di chuyển, đi lại của người bệnh.

Khớp gối phát ra tiếng kêu: Người bệnh có thể nghe được âm thanh lộp cộp tại thời điểm chấn thương xảy ra. Âm thanh này phát ra khi một trong bốn loại dây chằng chính cố định đầu gối đã bị rách và có thể dẫn đến bong gân nghiêm trọng (Cấp độ 3).

Khớp gối không chịu được trọng lượng cơ thể: Tổn thương giãn dây chằng và viêm khớp gối có nguy cơ làm đầu gối bị suy yếu, khiến người bệnh thường xuyên bị khuỵu gối.

Đầu gối mất vững: Khi người bệnh đứng, đi lại hoặc chạy có thể cảm thấy khớp gối bị lỏng lẻo, chênh vênh. Thông thường, hướng mà đầu gối bị khuỵu sẽ cho biết dây chằng nào bị tổn thương. Ví dụ, chấn thương giãn dây chằng bên ngoài khiến đầu gối hơi chùng về phía trong của chân.

Bầm tím: Mặc dù các vết bầm tím có thể xuất hiện với bất kỳ dạng tổn thương nào, nhưng hiện tượng này đặc biệt thường xuyên xảy ra với các trường hợp đứt hoặc giãn dây chằng chéo trước. Bầm tím thường xuất hiện ở vùng da ở trên hoặc xung quanh mặt trước của xương bánh chè.

Giãn dây chằng đầu gối, đặc biệt là chấn thương mức độ thấp, thường không biểu hiện đầy đủ triệu chứng cho đến vài giờ hoặc sau một ngày.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào đầu gối bị thương, người bệnh nên ngừng vận động

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào đầu gối bị thương, người bệnh nên ngừng vận động

Dấu hiệu của giãn dây chằng đầu gối đôi khi có thể khá giống với các dạng chấn thương khác, chẳng hạn như rách sụn chêm và viêm gân bánh chè cũng đều gây đau nhức khớp gối. Ngoài ra, giãn dây chằng đầu gối còn có thể xảy ra đồng thời với các chấn thương khác.

Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào đầu gối bị thương, người bệnh nên ngừng vận động thể thao cũng như các hoạt động thể chất khác và liên hệ với bác sĩ để được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng đầu gối là gì?

Khớp gối là một trong những khớp khỏe nhất của cơ thể, được cố định bởi các dây chằng chắc chắn. Tuy nhiên, đầu gối vẫn có nguy cơ bị tổn thương giãn dây chằng do một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Tác động ngoại lực trực tiếp lên đầu gối
  • Dừng hoặc thay đổi hướng đột ngột khi đang di chuyển nhanh
  • Xoắn vặn khớp gối quá mức
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị giãn dây chằng đầu gối

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị giãn dây chằng đầu gối

Bệnh giãn dây chằng đầu gối thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động thể chất, chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ…

Bất kỳ ai cũng có thể bị giãn dây chằng đầu gối, nhưng một số yếu tố cơ bản có khả năng làm tăng nguy cơ chấn thương xảy ra như:

  • Giày dép không phù hợp: Những người thường xuyên vận động nên mang giày đúng kích cỡ, phù hợp để chơi thể thao. Sử dụng các loại giày dép không thích hợp có thể gây thêm áp lực lên khớp gối và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi chơi các môn thể thao.
  • Chấn thương từ trước: Những người từng bị giãn dây chằng khớp gối trong quá khứ có nguy cơ tái chấn thương cao nếu không thận trọng.
  • Vận động quá sức: Tập luyện với cường độ cao, quá sức có khả năng ảnh hưởng tới dây chằng khớp gối.
  • Chơi các môn thể thao cạnh tranh: Tỉ lệ chấn thương đầu gối ở các môn thể thao cạnh tranh, va chạm nhiều thường khá cao.

Điều trị giãn dây chằng đầu gối bằng cách nào?

Tổn thương giãn dây chằng đầu gối có khả năng dẫn đến đau nhức và sưng tấy đáng kể khi chấn thương xảy ra. Các phương pháp dưới đây có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng nếu người bệnh chưa thể đến bệnh viện:

Giãn dây chằng được điều trị sớm sẽ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm

Giãn dây chằng được điều trị sớm sẽ tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh được nghỉ ngơi thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ tiếp tục tổn thương, giảm áp lực lên khớp gối và làm dịu cơn đau.
  • Chườm lạnh: Sử dụng túi đá hoặc ngâm đầu gối bị thương trong nước đá khoảng 15 phút mỗi lần, 3-4 lần một ngày có tác dụng giảm viêm, hạn chế sưng và đau nhức hiệu quả.
Dùng túi chườm lạnh để làm dịu cơn đau đầu gối

Dùng túi chườm lạnh để làm dịu cơn đau đầu gối

  • Cố định khớp: Dùng băng thun hoặc nẹp cố định khớp giúp giảm sưng viêm và tránh các hoạt động có thể tổn thương đầu gối. Tuy nhiên cần lưu ý, băng nẹp không được quá chặt vì sẽ gây đau nhức và hạn chế khả năng tuần hoàn máu.
  • Kê chân cao: Đầu gối bị giãn dây chằng nên được kê cao hơn tim nếu có thể. Tư thế này sẽ ngăn ngừa máu tụ lại ở vùng khớp bị thương, giảm thiểu đau nhức, sưng tấy.
Giãn dây chằng gối cần được điều trị dứt điểm

Giãn dây chằng gối cần được điều trị dứt điểm

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng chấn thương phổ biến có độ nghiêm trọng cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm sau này. Tuy nhiên, đây là bệnh lý có thể chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy, ngay khi cơn đau xuất hiện người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp sớm nhất có thể.

—————

USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ

Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn
👍👍 Chia sẻ
Chủ đề:

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh