Người bị bệnh Gout có ăn được thịt vịt không

Người bị bệnh Gout có ăn được thịt vịt không

5/5 - (3 bình chọn)

Thịt vịt là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt với nhiều cách chế biến đa dạng, phong phú. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thậm chí chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể cao hơn nhiều lần so với thịt bò, thịt heo, cá, trứng,…Tuy nhiên, dù thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này, bởi vì tiêu thụ chúng có thể khiến cho một số bệnh lý trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh gút.

Một trong những câu hỏi thường được đặt ra từ những người bị bệnh gút có ăn được thịt vịt hay không? Thịt vịt có phải là một loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh gút hay không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi ở trên.

“Người bị bệnh gút liệu có ăn được thịt vịt hay không?” là câu hỏi phổ biến thường gặp ở những người mắc căn bệnh này

“Người bị bệnh gút liệu có ăn được thịt vịt hay không?” là câu hỏi phổ biến thường gặp ở những người mắc căn bệnh này

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Vì chứa những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe nên thịt vịt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để tăng cường sức khỏe. Trong 100 gram thịt vịt chưa đa dạng các dưỡng chất, bao gồm: 16 gam chất đạm, 28,6 gam chất béo, các khoáng chất như: canxi, kẽm, phốt-pho,… và các loại vitamin: vitamin A, vitamin B, vitamin E,…Theo Đông Y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tư âm, dưỡng vị và hỗ trị điều trị bệnh tim mạch, bệnh lao phổi và ung thư.

Mặc dù thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này, đặc biệt là người bị bệnh gút. Bởi vì thịt vịt cũng là một loại thực phẩm có chứa purin – chất có thể gây ra tình trạng tăng acid uric trong cơ thể. Do đó, người bị bệnh gút nên cân nhắc khi ăn thịt vịt.

Thịt vịt là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể ăn được

Thịt vịt là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể ăn được

Bệnh gút là gì ? nguyên nhân gây ra bệnh gút?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau và sưng ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối kèm theo hiện tượng sưng đỏ, gây khó khăn cho người bệnh và giảm thiểu khả năng vận động. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 3% người trưởng thành mắc bệnh gút, con số ghi nhận chủ yếu rơi vào khoảng từ 40 đến 60 tuổi và thường là nam giới, đối với nữ giới là giai đoạn sau mãn kinh. Tuy nhiên, đây vẫn là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Ngày nay, bệnh gút có xu hướng trẻ hóa với số lượng người mắc bệnh ngày một tăng cao ở độ tuổi từ 30 đến 40, thậm chí có trường hợp mắc bệnh trong độ tuổi 20. Vì vậy mọi người không nên chủ quan mà cần phải có sự hiểu biết toàn diện về dấu hiệu của bệnh, cách phòng tránh cũng như chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh.

Vậy nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì? nguyên nhân chính gây ra bệnh gút được cho là do tình trạng hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao. Purin là một loại hợp chất hữu cơ có trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, thịt nội tạng, các loại đồ uống có cồn và đồ uống có đường trái cây (Fructose). Khi cơ thể chuyển hóa purin, nó sẽ tạo ra acid uric, một chất mà cơ thể cần loại bỏ. Nếu cơ thể không thể loại bỏ acid uric dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng acid uric trong máu tăng cao và tạo ra tinh thể urat trong các khớp, từ đó gây ra hiện tượng viêm và sưng đỏ.

Bệnh gút xảy ra là do hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao

Bệnh gút xảy ra là do hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao

Bệnh gút có nên ăn thịt vịt không ?

Vậy người mắc bệnh gút có nên ăn thịt vịt không? Thịt vịt được biết đến là 1 loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn loại gia cầm này. Theo chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng purin trong thịt vịt là 179mg/ 100g, đây được coi là 1 chỉ số khá cao đối với người bị gút. Trong khi đó, chỉ số khuyến cáo dành cho người cho người bị gút khi tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng purin từ 135-150 mg/100g. Do đó, loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng bệnh gút của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị bệnh gút chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này ở mức độ vừa phải và không nên ăn quá nhiều. 

Chế độ ăn phù hợp cho người mắc bệnh gút

Vậy một chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp với người bị bệnh gút? Nguyên tắc quan trọng để kiểm soát bệnh gút chính là giảm lượng purin mà cơ thể tiêu thụ. Để đạt được điều này thì người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều purin và đồng thời tăng cường ăn các loại thực phẩm giúp kiểm soát uric acid.

Nguyên tắc quan trọng để kiểm soát bệnh gút chính là giảm lượng purin cơ thể tiêu thụ

Nguyên tắc quan trọng để kiểm soát bệnh gút chính là giảm lượng purin cơ thể tiêu thụ

Những thực phẩm nên tránh

  • Tránh uống các loại rượu bia bởi chúng có thể làm tăng quá trình hình thành acid uric trong gan và hạn chế khả năng đào thải acid uric dư thừa của thận.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, đặc biệt là các loại động vật có vỏ (tôm, cua, ốc,…).
  • Các loại thực phẩm có lượng đường fructose cao như soda, một số loại nước trái cây, kem, kẹo và các loại thức ăn nhanh.

Những thực phẩm nên ăn

  • Các loại trái cây nhìn chung đều tốt đối với bệnh nhân bị gút, một số loại thực phẩm như cherry có thể giúp ngăn chặn những cơn đau của gút nhờ giảm lượng acid uric và giảm viêm sưng.
  • Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin.
  • Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt gà, thịt cá sông,…) vì thịt trắng chứa hàm lượng purin thấp ở mức an toàn cho bệnh nhân bị gút.
  • Nên ăn đầy đủ các thực phẩm tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate vì chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Chẳng hạn như gạo, bánh mì, ngũ cốc,…
  • Uống đủ nước để tăng cường đào thải acid uric.
  • Bổ sung vitamin C hàng ngày với liều lượng khoảng 500mg.
  • Nên chế biến các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món chiên, xào nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại dầu làm từ thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng,… thay vì sử dụng mỡ động vật.

Như vậy, câu hỏi “Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?” là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người mắc bệnh gút thắc mắc. Câu trả lời chính xác cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách chế biến và lượng tiêu thụ. Mặc dù trong thịt vịt có chứa chất purin gây ra triệu chứng của bệnh gút, việc ăn thịt vịt vẫn được cho phép đối với người mắc bệnh gút nếu sử dụng trong mức độ an toàn với lượng tiêu thụ hợp lý.

Bên cạnh việc hạn chế ăn thịt vịt, người bị bệnh gút cũng có thể tránh tình trạng gia tăng acid uric trong cơ thể bằng cách giảm thiểu tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống đủ nước và tránh các loại thực phẩm có chứa fructose cao. Ngoài ra, việc chế biến và nấu ăn cũng rất quan trọng trong việc giảm thiểu hàm lượng purin trong thực phẩm. Ngoài ra, người mắc bệnh gút nên hỏi ý kiến ​​từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn hợp lý và phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Người mắc bệnh gút vẫn có thể ăn thịt vịt nhưng chỉ trong mức độ an toàn với lượng tiêu thụ hợp lý

Người mắc bệnh gút vẫn có thể ăn thịt vịt nhưng chỉ trong mức độ an toàn với lượng tiêu thụ hợp lý

———————
USAC CHIROPRACTIC – Viện điều trị cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ
  • Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM.
  • Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM.
  • Sân Golf Rạch Chiếc, Xa lộ Hà Nội, Quận 2, TP. HCM.
  • VPĐD: 34959 Eastin Drive Union City, California, USA.
Hotline: 1900 585 800.
👍👍 Chia sẻ

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh