Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng cổ tay và cách phòng ngừa

Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng cổ tay và cách phòng ngừa

Bình Chọn post

Giãn dây chằng cổ tay là một dạng chấn thương khá phổ biến có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt thường gặp ở người lao động nặng hoặc các vận động viên. Mặc dù giãn dây chằng cổ tay là tình trạng không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những tổn thương lâu dài, khó hồi phục, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Giãn dây chằng cổ tay là gì?

Dây chằng là một tổ chức các dải mô dẻo dai và linh hoạt có tác dụng nối liền và cố định hai đầu xương khớp với nhau. Tình trạng giãn dây chằng cổ tay thường xảy ra khi dây chằng ở cổ tay bị kéo căng quá mức dẫn đến tổn thương, các trường hợp nghiêm trọng hơn như đứt dây chằng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, các khớp xương trở nên lỏng lẻo và ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Dây chằng là một tổ chức các dải mô dẻo dai và linh hoạt có tác dụng nối liền và cố định hai đầu xương khớp với nhau

Dây chằng là một tổ chức các dải mô dẻo dai và linh hoạt có tác dụng nối liền và cố định hai đầu xương khớp với nhau

Nguyên nhân khiến cổ tay bị giãn dây chằng

Thông thường nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn dây chằng cổ tay có thể là do tác động mạnh, va chạm, chuyển động vặn xoắn bất ngờ khiến cổ tay bị bẻ cong về phía cẳng tay làm các dây chằng bị kéo giãn quá mức.
Các nguyên nhân phổ biến gây tổn thương giãn dây chằng cổ tay bao gồm:

  • Tai nạn (Con người thường có xu hướng đưa hai tay ra chống đỡ khi bị té ngã).
  • Chấn thương thể thao.
  • Mang vác đồ vật quá nặng.

Các triệu chứng của giãn dây chằng cổ tay

Thông thường, các biểu hiện của chấn thương giãn dây chằng cổ tay bao gồm:

  • Bầm tím, sưng tấy.
  • Cảm giác căng cứng, ấm nóng xung quanh vết thương.
  • Cảm giác bị rách và có tiếng kêu ở cổ tay sau khi bị chấn thương.
  • Yếu cơ, gặp khó khăn khi cầm, nắm.
Đau nhức cổ tay là dấu hiệu rõ rệt nhất

Đau nhức cổ tay là dấu hiệu rõ rệt nhất

Cách điều trị giãn dây chằng cổ tay

Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà tốc độ hồi phục của từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Theo các bác sĩ, chấn thương dây chằng nhẹ và trung bình có thể tự lành sau một thời gian. Để thúc đầy quá trình hồi phục nhanh hơn, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Để cổ tay nghỉ ngơi, tránh di chuyển, vận động mạnh trong ít nhất 48 giờ.
  • Chườm đá giúp giảm đau và sưng hiệu quả. Thực hiện điều này từ 20 – 30 phút cứ sau ba đến bốn tiếng mỗi ngày cho đến khi cơn đau biến mất hoàn toàn.
  • Cố định cổ tay bằng nẹp hoặc băng. Tuy nhiên, điều này chỉ nên được thực hiện trong thời gian ngắn vì nếu sử dụng thanh nẹp quá lâu có thể gây cứng khớp và làm suy yếu cơ.
  • Thường xuyên nâng cổ tay ở vị trí cao hơn tim.
  • Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau và sưng tấy. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây các tác dụng phụ như tăng nguy cơ chảy máu, loét. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng một cách điều độ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Luyện tập các bài tập căng cơ theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh cần tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh cần tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ

Mất bao lâu để hồi phục sau chấn thương giãn dây chằng cổ tay?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Trung bình tình trạng giãn dây chằng cổ tay mất từ 2 – 10 tuần để lành lại hoàn toàn. Mặc dù tốc độ phục hồi của từng bệnh nhân là khác nhau nhưng thời gian lành vết thương sẽ phụ thuộc hầu hết vào mức độ nghiêm trọng và cách chữa trị chấn thương.
Trong khi hồi phục, bệnh nhân chỉ nên vận động cổ tay nhẹ nhàng, tránh tình trạng tái chấn thương cho đến khi:

  • Không còn cảm giác đau ở cổ tay.
  • Không gặp khó khăn khi vận động, cầm nắm, di chuyển đồ vật.
  • Cảm thấy phần cổ tay bị thương hoàn toàn khỏe mạnh trở lại như bên tay còn lại.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau

Trường hợp bệnh nhân dùng lực cổ tay quá mạnh trước khi hoàn toàn hồi phục có thể dẫn đến tái chấn thương, khiến tổn thương trước đó không hồi phục được và có nguy cơ gây ra các di chứng vĩnh viễn. Vì vậy tuyệt đối không được vận động mạnh quá mức cho phép, không tự ý tháo bỏ băng, nẹp cố định tay khi chưa đủ thời gian.

Các biện pháp ngăn ngừa giãn dây chằng cổ tay.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là một số gợi ý bạn có thể áp dụng để giảm thiểu nguy cơ cổ tay bị giãn dây chằng:

  • Khởi động, giãn cơ trước khi chơi thể thao.
  • Sử dụng đồ bảo hộ
  • Không chủ quan khi cổ tay có dấu hiệu đau, sưng tấy.
  • Luyện tập điều độ, nghỉ ngơi hợp lý sau các hoạt động thể chất cường độ cao.
  • Sử dụng cả hai tay khi mang vác các vật nặng, tránh các hoạt động cổ tay mạnh.
  • Di chuyển cẩn thận, hạn chế té ngã.

Mặc dù giãn dây chằng cổ tay không phải dạng chấn thương quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan, không điều trị sớm sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương lâu dài, khó hồi phục. Vì vậy, khi có các triệu chứng dây chằng cổ tay bị giãn, bệnh nhân cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng lâu dài

Điều trị bệnh sớm để tránh những biến chứng lâu dài

———————
USAC CHIROPRACTIC – Viện điều trị cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ
– Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM.
– Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM.
– Sân Golf Rạch Chiếc, Xa lộ Hà Nội, Quận 2, TP. HCM.
– VPĐD: 34959 Eastin Drive Union City, California, USA.
Hotline: 1900 585 800
Website: https://usac.vn

👍👍 Chia sẻ
Chủ đề:

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh