Cứng khớp gối: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp nghiêm trọng

Cứng khớp gối: dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh lý xương khớp nghiêm trọng

5/5 - (3 bình chọn)

Cứng khớp gối là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng như tổn thương sụn khớp, viêm khớp, thoái hoá khớp… Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý về xương khớp này với vô vàn nguyên nhân khác nhau. Căn bệnh này giờ đây cũng rất dễ gặp ở cả những người trẻ tuổi, do điều kiện vận động của giới văn phòng bị hạn chế nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Khi khớp gối bị cứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ thì người bệnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống như đi lại khó khăn, các cơn đau âm ỉ. Nếu bệnh tình kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gối, khớp gối.

Cứng khớp gối: dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh lý xương khớp nghiêm trọng

Cứng khớp gối: dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh lý xương khớp nghiêm trọng

Bệnh cứng khớp gối là gì?

Để có lời giải cho tình trạng cứng phần khớp gối, đầu tiên cần tìm hiểu cấu tạo của khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên xương chày. Hai đầu của phần xương này được bọc bởi sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Chúng được cố định với nhau bằng 4 dây chằng: ở trung tâm khớp là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau, ở hai bên là hai dây chằng trong và ngoài. Khi khối cấu trúc này không may bị tổn thương sẽ làm hạn chế cử động khớp gối.

Cứng khớp là hiện tượng xảy ra khi các cơ khớp gối có vấn đề và xơ dính lại kiến đầu gối co cứng. Tình trạng này khiến cho người bệnh không thể co gối hoặc duỗi thẳng ra được 180 độ và cảm thấy tê ngay vị trí đầu gối.

Cứng khớp gối – nguyên nhân do đâu?

Chấn thương

Một số nguyên nhân gây chấn thương như tai nạn, ngã hoặc vận động mạnh thường gây tổn hại đến các khớp, đặc biệt là khớp gối rất nhiều. Nó có thể làm cho sụn bị tổn thương, giãn, hoặc đứt dây chằng, trật khớp, vỡ xương, gãy xương… dẫn đến cứng khớp đầu gối.

Bệnh lý về xương khớp

Thoái hoá khớp: Đây là bệnh xuất hiện khi sụn và xương dưới sụn có dấu hiệu suy yếu không còn linh hoạt và dẻo dai. Bệnh nhân sẽ có cảm giác cứng khớp và khá đau đớn sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.

Bệnh gout: Là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hoá axit uric thường gặp ở bàn chân, đầu gối. Triệu chứng rõ rệt của căn bệnh này là cứng khớp gối, khớp có cảm giác nóng, nổi đỏ và đau đớn.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn mãn tính khởi nguồn đến chứng viêm và xơ hoá khớp. Bệnh lý này có thể gây tổn thương sụn và xương, khiến cho khớp đầu gối bị cứng trong khoảng một vài giờ ở cả hai chân.

<em>Viêm khớp là nguyên nhân dẫn đến chứng cứng khớp gối cho người bệnh</em>

Viêm khớp là nguyên nhân dẫn đến chứng khớp gối cưng cho người bệnh

Theo nghiên cứu, có không quá 20% người bệnh ở giai đoạn đầu của viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp đầu gối. Nhưng lại có đến hơn 90% người bệnh ở giai đoạn toàn phát cảm thấy cứng gối và phát triển nhanh thành các biến chứng như dính khớp, biến dạng, giảm chức năng khớp..

Một số bệnh viêm quanh khớp gối khác như: Viêm xương khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, áp xe, viêm khớp vẩy nến

Một số nguyên nhân khác

  • Sau thời gian phẫu thuật hoặc phải bó bột, phần lớn người bệnh phải đối mặt với chứng cứng khớp gối và teo cơ. Nguyên nhân do chân và khớp đã bất động quá lâu khiến dây chằng và các mô mềm bị xơ hoá, mô xơ quanh khớp trở bên dày hơn gây cứng khớp.
  • Dùng nhiều kháng sinh hoặc tiêm thuốc trong cơ tứ đầu đùi.
  • Do bẩm sinh.

Triệu chứng của cứng khớp đầu gối

Tình trạng cứng khớp có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai chân, thường gặp vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, đầu buổi chiều sau giấc ngủ trưa và kéo dài khoảng 30 phút. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ, cứng khớp đầu gối có thể xuất hiện kèm các dấu hiệu sau:

Tình trạng cứng khớp có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai chân, thường gặp vào buổi sáng

Tình trạng cứng khớp có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai chân, thường gặp vào buổi sáng

  • Đau khi đang vận động hoặc đang trong trạng thái nghỉ ngơi: ban đầu, cơn đau xuất hiện ở mức độ nhẹ trong khoảng 15 -10 phút. Ở những lần sau, cơn đau lan rộng hơn và thời gian kéo dài hơn
  • Cảm giác sưng nhẹ và nóng đỏ tại gối
  • Co thắt cơ, suy nhược cơ
  • Bầm tím hoặc chảy máu dưới da
  • Có thể đau hoặc sưng ở các khớp khác

Phương pháp điều trị bệnh cứng ở khớp gối

Nếu người bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng nhận thấy khớp gối cứng và khó khăn trong vận động co duỗi chân thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Tại cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được các chuyên gia xương khớp nhiều kinh nghiệm chẩn đoán nguyên nhân do đâu, đưa ra tư vấn cùng với phác đồ điều trị phù hợp, gồm có:

  • Trị liệu thần kinh cột sốt giúp điều chỉnh cấu trúc khớp đang bị sai lệch, đưa về vị trí đúng, phục hồi chức năng cứng khớp gối, xoa dịu cơn đau bằng phương pháp tự nhiên không phụ thuộc vào thuốc
  • Sóng xung kích và tia laser cường độ cao thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương, đẩy nhanh tốc độ phục hồi cấu trúc khớp hư tổn, giảm tình trạng viêm, sưng đau.
  • Tăng cường, bổ sung Sulfate Glucosamine và đa dạng các dưỡng chất có lợi cho xương khớp, nhằm cải thiện chức năng sụn khớp, phục hồi phần mô mềm và sụn tổn thương.
  • Áp dụng tập vật lý trị liệu và thể dục giúp khớp khôi phục và duy trì chức năng vận động.
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất đối với bệnh cứng khớp gối

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất đối với bệnh nhân

Cứng khớp gối là một bệnh lý phổ biến mà nguyên nhân chính là chấn thương và viêm khớp gối gây nên. Trong nhiều trường hợp đơn giản, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, chườm lạnh, chườm ấm có thể giúp giảm bớt cứng bó ở vùng khớp gối. Tuy nhiên, nếu bệnh lý kèm theo những dấu hiệu đau nhức, khó khăn đi lại khác thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị thích hợp.

—————

USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ

Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn
👍👍 Chia sẻ
Chủ đề:

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh