Chân tay bị tê là bệnh gì? Lưu ý dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Chân tay bị tê là bệnh gì? Những điều bạn cần biết về tình trạng tê bì chân tay

5/5 - (1 bình chọn)

Tê bì chân tay nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai

Tê bì chân tay nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai

Chân tay bị tê là vấn đề phổ biến thường gặp với các biểu hiện như tê cứng, châm chích như bị kim đâm ở tay và chân. Thông thường thì đây là tình trạng không có gì đáng lo ngại mà chỉ đơn giản là do tư thế ngồi không thoải mái hoặc do dây thần kinh bị chèn ép nhẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên. 

Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị hợp lý và kịp thời, tê bì chân tay có thể dẫn đến yếu cơ và làm mất khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây tê bì chân tay và cách điều trị dành cho tình trạng này.

Chân tay bị tê là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tê bì chân tay (chiếm khoảng 30% các trường hợp). Hiện tượng tê cứng, châm chích do bệnh tiểu đường thường phát triển từ bàn chân, lan dần lên cẳng chân sau đó ảnh hưởng dần đến cả hai tay và cánh tay. Khoảng ⅔ số người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh từ nhẹ đến nặng, điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động và cảm giác, gây ngứa ran, tê cứng chân tay.

Ngoài ra, có 30% tê bì chân tay xảy ra là do các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác và do nguyên nhân không rõ hoặc vô căn. 40% còn lại bắt nguồn từ những lý do sau đây:

Các hội chứng gây chèn ép dây thần kinh: Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu của bệnh lý bao gồm: hội chứng ống cổ tay, liệt dây thần kinh trụ, tổn thương thần kinh mác…

Các bệnh toàn thân: như rối loạn chức năng thận, bệnh gan, tổn thương mạch máu, rối loạn mô liên kết, viêm mãn tính, mất cân bằng nội tiết tố và ung thư vú cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến dây thần kinh.

 Tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tê bì chân tay 

Thiếu hụt vitamin: Các vitamin E, B1, B6, B12 và niacin giúp dây thần kinh khỏe mạnh hơn. Thiếu hụt B12 có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, từ đó gây tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, chỉ nên dung nạp vừa đủ các loại vitamin trên, đặc biệt là B6 bởi quá nhiều B6 cũng có thể gây tê cứng, ngứa ran ở tay và chân.

Nghiện rượu: Những người nghiện rượu thường bị thiếu vitamin B1 và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác do thói quen ăn uống kém khoa học, điều này gây ra tê bì chân tay. Bản thân chứng nghiện rượu cũng có thể khiến thần kinh bị tổn thương.

Độc tố: Tê bì chân tay có khả năng xảy ra do các kim loại nặng như chì chì, asen, thủy ngân và tali, cùng một số hóa chất công nghiệp và môi trường. Ngoài ra hiện tượng tê bì chân tay cũng bắt nguồn từ việc sử dụng một số loại thuốc – đặc biệt là thuốc hóa trị được sử dụng cho bệnh ung thư phổi, các loại thuốc kháng virus và thuốc kháng sinh.

Hiện tượng tê bì chân tay còn có thể bắt nguồn từ việc sử dụng một số loại thuốc

Hiện tượng tê bì chân tay còn có thể bắt nguồn từ việc sử dụng một số loại thuốc

Nhiễm trùng: Bao gồm các bệnh như bệnh Lyme, zona thần kinh, bệnh do virus cytomegalo gây ra (CMV), mụn rộp sinh dục, HIV/AIDS…

Các bệnh tự miễn dịch: Viêm đa dây thần kinh thoái hóa myelin mãn tính, rối loạn thần kinh và viêm khớp dạng thấp gây rối loạn cảm giác và vận động.

Chấn thương: Các chấn thương khiến dây thần kinh bị chèn ép, nghiền nát có thể dẫn đến đau nhức, tê cứng ở vùng bị thương. Ví dụ như tình trạng dây thần kinh bị đè ép quá mức do bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc trật khớp xương gây ra.

Bệnh đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vỏ myelin xung quanh các dây thần kinh trên khắp cơ thể, điều này cũng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh Trung ương, ảnh hưởng đến khả năng vận động và  gây tình trạng tê bì tay chân.

Điều trị tê bì tay chân như thế nào?

Chẩn đoán và hướng điều trị là hai yếu tố quan trọng trong điều trị chứng tê bì chân tay

Chẩn đoán và hướng điều trị là hai yếu tố quan trọng trong điều trị chứng tê bì chân tay

Điều trị chứng tê bì tay chân có thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào chẩn đoán và hướng điều trị những nguyên nhân gây hiện tượng này. Miễn là các tế bào thần kinh ngoại biên trong cơ thể chưa bị phá hủy hoàn toàn thì đều có thể phục hồi được.

Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho các bệnh lý ngoại biên di truyền, nhưng người bệnh có thể cải thiện tình trạng tê cứng, ngứa ran tay chân bằng một số cách như: Kiểm soát lượng đường trong máu để bệnh tiểu đường không diễn biến nghiêm trọng, bổ sung đủ vitamin và các chất dinh dưỡng để các dây thần kinh khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực hơn như tránh tiếp xúc với các độc tố, kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh và hạn chế uống rượu, hút thuốc. Những thói quen lành mạnh trên có thể thúc đẩy, cải thiện khả năng lưu thông máu và cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho thần kinh.

Trong một số trường hợp khác thì tình trạng tê bì chân tay có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các loại thuốc chữa động kinh và trầm cảm.

Người bệnh gặp tình trạng tê bì chân tay cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể

Người bệnh gặp tình trạng tê bì chân tay cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể

Tê bì tay chân không chỉ khiến người bệnh khó chịu bởi những cơn ngứa rát, tê cứng thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu nguyên nhân là do bệnh lý. Do đó, khi gặp tình trạng tê bì chân tay kèm theo một vài triệu chứng đáng nghi thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh