Điểm mặt các dạng cong vẹo cột sống thường gặp và cách phòng tránh
Cột sống của chúng ta luôn có xu hướng thay đổi một cách phù hợp để đáp ứng quá trình sinh hoạt thường ngày dễ dàng nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có được điều đó và bị mắc phải chứng cong vẹo cột sống theo hướng bệnh lý cần phải được phát hiện và chữa trị kịp thời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các dạng cong vẹo cột sống để có thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này nhé.
Nội dung chính
Cong vẹo cột sống là gì?
Cong vẹo cột sống là một loại rối loạn thần kinh cơ xương gặp phổ biến nhất trong thời điểm tăng trưởng về thể chất của trẻ em trước tuổi dậy thì. Điều này khiến các đốt sống trong cột sống bị uốn cong và lệch về một phía. Các dạng cong vẹo cột sống cũng rất nhiều và khó có thể nhận biết bằng mắt thường ngay tức khắc được. Các trường hợp ban đầu có thể chỉ bị cong lệch nhẹ nhưng khả năng khi xương của trẻ em tiếp tục phát triển về sau sẽ khiến tình trạng cong vẹo trở nên nghiêm trọng, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn tiềm tàng nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp
1. Cong vẹo cột sống bẩm sinh
Là sự phát triển không bình thường (nhanh quá hoặc chậm quá) các đốt sống ở cột sống của thai nhi trong quá trình mang thai. Tỉ lệ của các trường hợp này là 1:10000, ít hơn nhiều so với trường hợp cong vẹo cột sống khởi phát sớm nhưng vẫn là trường hợp bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của con người.
2. Cong vẹo cột sống trong tuổi dậy thì (khởi phát sớm)
Các trường hợp khởi phát trong giai đoạn này đa số là không rõ nguyên nhân, trẻ em dưới 10 tuổi dễ gặp phải tình trạng bệnh lý này nhất khiến cơ thể không cân đối, vai eo hông không đều. Nó khiến hình dạng cột sống bị biến dạng, cong sang một bên, thậm chí ảnh hưởng đến cả vùng xương sườn, xương chậu làm tổng thể cơ thể trở nên mất cân đối.
3. Cong vẹo cột sống ở người trưởng thành
Do thoái hóa hoặc lão hóa khiến các đốt sống không còn sự đàn hồi khiến việc chịu lực giữa các khớp xương kém đi gây cong vẹo cột sống về phía trước, sau hoặc sang 2 bên.
4. Cong vẹo cột sống thần kinh cơ
Gây ra bởi tình trạng thần kinh bị chấn thương do tai nạn, lao động quá sức,… hoặc sự rối loạn dưỡng cơ và teo cơ ngăn các cơ hoạt động khiến cột sống bị cong vẹo.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống là gì?
Hiện đa số các ca bệnh cong vẹo cột sống đều được chẩn đoán vô căn và việc tìm ra nguyên nhân chính xác còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến chứng cong vẹo cột sống có thể kể đến như:
– Bố hoặc mẹ bị chứng vẹo cột sống có thể dị tật bẩm sinh sang con hoặc thông qua một số bệnh như bại não, rối loạn dưỡng cơ.
– Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình mang thai như người mẹ tiếp xúc hóa chất độc hại, thai nhi phát triển bất bình thường không kịp thích ứng trước môi trường, cấu tạo não, xương sống, tủy sống bất thường,…
– Tư thế ngồi, nằm sai từ nhỏ ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương. Mắc các bệnh về cơ, xương, tuỷ.
– Lao động chân tay quá nặng dẫn đến chấn thương, nhiễm trùng tủy hoặc lâu ngày gây biến dạng.
Các biện pháp đơn giản để tránh bị cong vẹo cột sống không nên bỏ qua!
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp xương dẻo dai, có tính đàn hồi tốt mà còn khiến cơ thể được phát triển một cách toàn diện. Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những yếu tố bất thường trong các chỉ số cơ thể, đặc biệt là trẻ em để có thể có một giai đoạn tăng trưởng thể chất khỏe mạnh nhất.
Chú ý các tư thế khi ngồi, nằm, làm việc để bảo vệ nhóm xương, nhóm cơ đúng ở vị trí và tránh lão hóa sớm. Cuối cùng là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là phương pháp phòng tránh mọi loại bệnh đơn giản nhất.
⇒ Những cách phòng chống cong vẹo cột sống không thể bỏ qua!
Dù là căn bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng nó vẫn là một dạng bệnh lý cần được thăm khám do nó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và quá trình sinh hoạt thường ngày. Hy vọng qua bài viết các dạng cong vẹo cột sống đã giúp độc giả có thêm thông tin về bệnh lý này để ngăn ngừa, nhận biết và có những thăm khám kịp thời nhanh chóng xử lý dứt điểm.
Chủ đề: cong vẹo cột sống