Chia sẻ những cách phòng chống cong vẹo cột sống hay mà ai cũng nên biết!
Cong vẹo cột sống là căn bệnh thường gặp ở những trẻ 6 – 18 tuổi (giai đoạn phát triển và cấu trúc xương chưa hoàn thiện). Chính vì vậy, nếu tích cực phòng chống bệnh ngay từ đầu có thể hạn chế phần nào biến chứng xảy ra. Vậy, để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?
Nội dung chính
Những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống thường gặp
Cong vẹo cột sống (hay biến dạng cột sống) là hiện tượng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này, cụ thể như sau:
– Dị tật cong vẹo cột sống bẩm sinh: Có nghĩa là bạn sinh ra đã bị cong vẹo cột sống. Thông thường, tình trạng này sẽ không được nhận biết sớm từ khi bạn còn là một đứa trẻ và sẽ chuyển biến xấu theo thời gian.
– Yếu các nhóm cơ cạnh sống, cơ dựng sống: Trường hợp các cơ quanh cột sống bị yếu liệt do một lý do nào đó, cột sống có thể mất đi các đường cong sinh lý, lâu ngày dẫn đến cong vẹo cột sống.
– Nguyên nhân thứ phát: Cong vẹo cột sống có thể xảy ra do các nguyên nhân như loãng xương, nhuyễn xương hoặc sau phẫu thuật cột sống.
Vậy để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?
Trên thực tế, có rất ít biện pháp có thể thực hiện để ngăn ngừa cong vẹo cột sống. Cho nên, để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì được rất nhiều quan tâm và tìm hiểu. Sau đây là 3 khuyến cáo của chuyên gia trong việc phòng chống cong vẹo cột sống:
1. Tăng cường sức cơ vùng lưng
Tăng sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động với các bài tập vùng lưng trên, lưng dưới cũng là cách cải thiện độ cong sinh lý của cột sống hiệu quả.
Lúc này, việc luyện tập thể dục thể thao phù hợp có thể phòng chống cong vẹo cột sống, đồng thời tăng cường cơ bắp, duy trì sự dẻo dai cho các nhóm cơ cạnh sống và cơ dựng sống, ngăn ngừa chứng vẹo cột sống diễn biến xấu hơn.
Trong trường hợp, người bệnh vì các bệnh lý khác mà hạn chế thể trạng, không thể luyện tập chủ động có thể thay thế bằng các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp và giữ cho vùng lưng luôn có tính linh hoạt.
2. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì… Hãy rà soát lại chế độ dinh dưỡng mỗi ngày bằng cách bổ sung thực phẩm tốt cho hệ cơ xương khớp nói chung.
Để duy trì các đốt sống luôn khỏe mạnh, bạn cần thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất và Vitamin, cụ thể là nguồn Canxi, Phốt pho, Magie… Bởi, một chế độ ăn uống thiếu hụt Vitamin có thể làm cho xương yếu hơn, loãng xương và dễ gãy.
Bên cạnh đó, Vitamin D cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp cho hệ xương khớp chắc khỏe. Không bổ sung đủ Vitamin D dẫn đến xương “mềm” hơn (hay còn gọi là loãng xương ở trẻ em hoặc nhuyễn xương ở người lớn), dễ bị biến dạng hoặc cong vẹo bất thường. Chúng ta có thể hấp thu Vitamin D từ các loại thực phẩm như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu cá, gan bò, phô mai cứng, lòng đỏ trứng…
3. Đến các phòng khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám khi có dấu hiệu bất thường
Tật cong vẹo cột sống nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung là những yếu tố làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở nhiều người. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp luyện tập, chế độ dinh dưỡng khoa học, các bạn đến phòng khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám nếu có những triệu chứng cong vẹo cột sống. Chính những điều này sẽ góp phần duy trì thể trạng khỏe mạnh bền vững cho bản thân và người thân trong gia đình.
Hy vọng những thông tin giải đáp thắc mắc để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì sẽ giúp bạn biết được cách ngăn ngừa tật cong vẹo cột sống một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, khi phát hiện thấy bất cứ cá dấu hiệu nào bất thường về cột sống, hay các tình trạng đau nhức xương khớp thì cần phải đến bệnh viện hay các phòng khám xương khớp cột sống thăm khám ngay, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra nếu không chữa trị kịp thời.
Chúc các bạn luôn vui khỏe!
Chủ đề: chống cong vẹo cột sống • cong vẹo cột sống