Những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cột sống, xương khớp phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần, để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phát hiện sớm các triệu chứng để nhanh chóng điều trị thoát vị đĩa đệm từ giai đoạn nhẹ, giúp tăng khả năng hồi phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có rất nhiều ý kiến xung quanh thắc mắc này. Hãy đọc bài viết chia sẻ của phòng khám xương khớp cột sống USAC Chiropractic dưới đây để trả lời câu hỏi trên.
Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với mọi đối tượng. Bởi đi bộ giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ xương khớp… hoạt động tốt hơn.
Chính vì thế, để trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Thì câu trả lời là người bệnh hoàn toàn có thể luyện tập môn thể thao này. Đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:
– Đi bộ đúng cách giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của cơ, khớp và toàn thân: Phương pháp này giúp cột sống ổn định hơn, không chịu áp lực quá lớn do các hoạt động nặng gây ra như xoay người đột ngột, đứng lên ngồi xuống.
– Cải thiện các cấu trúc cột sống là hiệu quả mà đi bộ mang lại, nó có thể giúp các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống một cách dễ dàng, suôn sẻ, thúc đẩy quá trình lành bệnh.
– Đi bộ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn và các chất dinh dưỡng cần thiết đến cột sống nhanh hơn từ đó thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.
– Giảm cân: Đi bộ có thể giúp người bệnh giữ trong lượng trong một giới hạn lý tưởng. Nếu trọng lượng dư thừa sẽ gây áp lực lên cột sống, đĩa đệm và làm xấu đi tình trạng thoát vị đĩa đệm.
– Tăng độ đàn hồi: Đi bộ ngày càng giúp cơ thể bệnh nhân tăng giới hạn chuyển động.
Có thể thấy được nếu người bệnh thoát vị đĩa đệm đi bộ đúng cách sẽ giúp chống loãng xương, tăng mật độ xương và kích thích chất chống thoái hóa khớp cho người bệnh. Đồng thời đi bộ cũng sẽ giúp người bệnh giảm đau, tăng sự rắn chắc, dẻo dai của hệ thống xương khớp và cơ bắp.
Tuy nhiên, nếu đi bộ sai cách, sai tư thế thì không những không đem lại hiệu quả tốt mà còn khiến bệnh trở nặng hơn. Do đó, người bệnh cần phải tìm hiểu cách đi bộ an toàn. Tùy thuộc vào các trường hợp bệnh ở giai đoạn khác nhau người bệnh sẽ được tư vấn cường độ đi bộ khác nhau. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia chuyên ngành để có những bài tập đúng nhất.
Hướng dẫn cách đi bộ đúng cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm
Để việc đi bộ chữa thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả, người bệnh cần phải đi bộ đúng cách.
– Khi đi bộ giữ cho đầu thẳng, mắt nhìn thẳng, cố giữ cho lưng thẳng, không cúi đầu về phía trước hay ngả ra phía sau. Giữ cho cột sống ở tư thế thẳng trong quá trình di chuyển.
– Hai tay thả lỏng, hai bàn tay nắm hờ. Khi bước đi để tay cử động tự nhiên thoải mái, khuỷu tay hơi gập đánh ngang so với bụng và bụng chéo so với chân.
– Cằm để ở tư thế song song với mặt đất, hai vai cử động một cách tự do và thoải mái. Không để vai cứng, gò bó khi di chuyển sẽ gây nên tình trạng đau mỏi.
– Khi đi cần nâng cao gót chân sau rồi tiếp đất từ từ bằng gót chân bằng gót chân, để mũi bàn chân thẳng hướng về phía trước và song song với gót chân.
– Khi đi bộ cần lưu ý không mang theo vật nặng gì, di chuyển với tốc độ vừa phải, không nên đi quá nhanh.
Có thể nói rằng việc đi bộ chữa thoát vị đĩa đệm sẽ mang đến hiệu quả nhất định nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ dẫn của các y bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và đừng quên tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị mà bác sĩ đư ra để nhanh chóng khỏi bệnh và có một sức khỏe tốt nhất. Phòng khám xương khớp USAC Chiropractic hy vọng thông qua bài viết này các bạn đọc đã có thể tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Chủ đề: thoát vị đĩa đệm