Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? những điều cần chú ý

Bà bầu bị tê tay có nguy hiểm không? những điều cần chú ý

5/5 - (2 bình chọn)

Một trong những vấn đề mà phụ nữ khi mang thai thường xuyên gặp phải nhất là tê tay, đặc biệt là trong thời kỳ cuối của thai kỳ. Hiện tượng tê cứng, ngứa ran và yếu tay là đặc trưng của tình trạng này, tê nhức tay dù không đe dọa tới sức khỏe nhưng có thể gây đau, khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu.

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng tê cứng, ngứa ran ở tay khi mang thai, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin cơ bản để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Tê tay là một trong những vấn đề mà phụ nữ mang thai thường gặp phải

Tê tay là một trong những vấn đề mà phụ nữ mang thai thường gặp phải

Triệu chứng tê tay ở bà bầu

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất bị tê và ngứa ở tay, tình trạng này xảy ra do các dây thần kinh ở cổ tay và bàn tay bị đè nén quá mức. Hiện tượng tê tay ở mẹ bầu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào nhưng phổ biến nhất là vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Ở giai đoạn đầu khi tình trạng tê tay mới xuất hiện, các cơn tê nhức thường không đáng lo ngại. Nhưng theo thời gian các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, càng kéo dài thì cơn đau nhức, tê cứng ở tay càng dữ dội.

Nguyên nhân gây tê tay ở bà bầu

Tình trạng tê tay ở bà bầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau 

Tình trạng tê tay ở bà bầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau 

Nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng tê tay ở phụ nữ mang thai vẫn chưa được biết rõ. Tình trạng này xảy ra có thể do tử cung của phụ nữ to ra trong thời kỳ mang thai khiến các dây thần kinh trong xương chậu bị dồn nén quá đà, từ đó dẫn đến tình trạng tê cứng, ngứa ran ở tay.

Một số nguyên nhân khác gây tê tay ở mẹ bầu:

Do tăng cân

Phụ nữ mang thai thường tăng cân nhanh chóng, điều này chèn ép các mạch máu và gây tê bì chân tay. Đặc biệt là vào nửa sau của thai kỳ, cân nặng thay đổi nhiều so với trước khi mang thai nên tình trạng tê tay, tê chân càng rõ rệt hơn trước.

Thiếu chất dinh dưỡng và thiếu vitamin

Khi mang thai, chế độ ăn uống của bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như magie, canxi, axit folic và vitamin B1, B2.  thiếu các chất này có thể dẫn đến chuột rút, đau và tê bì chân tay.

Lười vận động

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tê chân tay là lười vận động. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai. Cơ thể nặng nề, mệt mỏi khi mang thai khiến chị em ít vận động hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến bà bầu dễ bị tê nhức chân tay và còn gây nguy cơ khó sinh.

Lười vận động, ít đi lại khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn, làm hạn chế lượng máu lưu thông đến các vùng ngoại vi như tay, chân. Vì vậy, khi bà bầu ít vận động, tình trạng tê nhức chân tay càng trở nên trầm trọng hơn.

Thay đổi nội tiết tố

Relaxin là một loại hormone được tiết ra trong những tháng cuối của thai kỳ có tác dụng làm mềm xương chậu và các khớp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này dễ khiến thai nhi chèn ép lên các dây thần kinh, gây tê nhức vùng xung quanh.

Ngoài ra, các hormone thai kỳ cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay, khiến bàn tay và cánh tay của thai phụ bị tê bì. Ngoài ra, lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng lên đến 50%, gây căng thẳng nhiều cho các dây thần kinh ở cánh tay, gây tê và đau ở cánh tay, ngón tay và bàn tay.

Do bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây tê tay trong thai kỳ, bao gồm: Tiểu đường thai kỳ, béo phì, mỡ máu tăng cao, thiếu máu…

Cách phòng ngừa tê tay trong thai kỳ

Một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng tê tay ở phụ nữ mang thai

Một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng tê tay ở phụ nữ mang thai

Tê tay chủ yếu xảy ra do trọng lượng tăng lên đột ngột gây thêm áp lực lên các dây thần kinh ở cánh tay và bàn tay. Dưới đây là một số gợi ý mẹ bầu có thể áp dụng để ngăn ngừa tình trạng này:

  • Đeo nẹp tay giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và làm giảm các triệu chứng
  • Giữ khuỷu tay và vai luôn được thả lỏng, thư giãn
  • Nghỉ giải lao thường xuyên, giãn cơ, duỗi cánh tay sau mỗi giờ làm việc
  • Mát-xa và xoa bóp tay thường xuyên giúp cải thiện khả năng lưu thông máu
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
  • Hạn chế các hoạt động tay lặp đi lặp lại nhằm giảm căng thẳng lên các dây thần kinh

Cách điều trị tê tay khi mang thai

Tê nhức tay trong thai kỳ thường không đáng lo ngại, nhưng nếu để cơn đau nhức, tê bì kéo dài có thể gây khó chịu và đau đớn cho mẹ bầu. Dưới đây là một số mẹo giúp giảm tê cứng tay khi mang thai:

Cơn đau nhức, tê bì tay kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu

Cơn đau nhức, tê bì tay kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu

  • Thường xuyên nghỉ giải lao sau mỗi giờ làm việc giúp tay được thả lỏng, thư giãn
  • Duỗi bàn tay và các ngón tay
  • Nhẹ nhàng mát-xa, xoa bóp vùng bị tê bằng kem dưỡng da hoặc dầu giúp cải thiện lưu thông máu và giảm viêm 
  • Hạn chế nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ vì những tư thế này có thể tăng áp lực lên các dây thần kinh
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, tránh cản trở khả năng lưu thông máu
  • Uống đủ nước, tránh ăn quá nhiều muối
  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết: canxi, axit folic, vitamin B21, C, D, kẽm,…

Tóm lại, bà bầu tê tay là tình trạng phổ biến khi mang thai, vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng mà có thể hạn chế tình trạng này bằng cách vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu cảm giác tê tay kéo dài liên tục gây khó chịu và cản trở sinh hoạt hàng ngày thì mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và được tư vấn hướng điều trị thích hợp.

Mẹ bầu có thể giảm thiểu tình trạng tê tay bằng cách vận động hợp lý cũng như kết hợp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Mẹ bầu có thể giảm thiểu tình trạng tê tay bằng cách vận động hợp lý cũng như kết hợp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

———————
USAC CHIROPRACTIC – Viện điều trị cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ
  • Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM.
  • Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM.
  • Sân Golf Rạch Chiếc, Xa lộ Hà Nội, Quận 2, TP. HCM.
  • VPĐD: 34959 Eastin Drive Union City, California, USA.
Hotline: 1900 585 800.
👍👍 Chia sẻ

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh