Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả tình trạng đau gót chân phải
Gót chân phải là một phần nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu một trọng tải lớn của toàn bộ cơ thể. Vì thế khi bị đau gót chân phải mà không phải do chấn thương hay va chạm,… thì rất có thể nguyên nhân đến từ các bộ phận khác của cơ thể.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau gót chân phải là gì?
1. Thận yếu
Thận có mối liên hệ với gót chân phải, thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống khắp bàn chân, cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Vì thế khi thận bị suy yếu, năng lượng của thận không đủ để cung cấp máu tới chân, dẫn đến bàn chân và gót chân bị đau. Cơn đau này sẽ tăng lên mỗi khi bạn đi bộ hoặc đứng dậy trong thời gian dài và sẽ giảm đi nếu bạn để cho chân được nghỉ ngơi.
2. Lưu thông máu kém
Đây là một nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng đau gót chân. Nó thường được kết hợp với một vết thương cũ có thể đã xảy ra ở phần dưới của cơ thể (chẳng hạn như ở thắt lưng, hông, chân…). Nếu chấn thương của bạn không được điều trị hiệu quả, nó có thể dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém, thậm chí gây tắc nghẽn lưu thông trong cơ thể. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến gót chân, dẫn đến tình trạng đau gót chân phải.
3. Gai xương gót chân
Đây là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Thông thường gai xương gót không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau gót chân vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương mà nhưng không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót người bệnh hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.
4. Hội chứng đường hầm cổ chân
Do chèn ép dây thần kinh chày sau dẫn đến hiện tượng đau hay rối loạn cảm giác, chẳng hạn như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân, có thể nhầm với viêm cân gan chân. Nguyên nhân dẫn đến chèn ép có thể do gãy xương sau chấn thương, hạch, khối u lành hay ác tính…
Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân phải
Mức độ đau gót chân phải có thể tăng dần dần từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc ngay lập tức nếu có chấn thương như bong gân. Trong nhiều trường hợp khi bạn nhìn bằng mắt thường, cơn đau có thể không để lại thương tích ngoài da. Một số người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều hơn khi mang giày bằng, đế dẹp, thấp. Người bệnh có thể cảm thấy:
– Đau, tê hoặc cảm giác ngứa ran ở gót chân đi kèm với sốt.
– Khó đi lại bình thường, khó cử động bàn chân gập xuống hoặc đứng nhón chân.
– Đau dữ dội, sưng gần gót chân.
Những cách phòng ngừa hiện tượng đau gót chân phải đơn giản
Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả các trường hợp đau gót chân phải nhưng bạn vẫn có thể thực hiện một số cách đơn giản để tránh chấn thương ở gót chân và ngăn cơn đau xuất hiện, chẳng hạn như:
– Mang giày có đệm lót chân và size phù hợp vừa vặn cho bàn chân, hạn chế đi chân trần nếu phải đi bộ lâu.
– Mang giày kiểu phù hợp với từng hoạt động thể thao khác nhau.
– Khởi động giãn cơ trước khi vận động thể chất.
– Bạn cần giữ nhịp độ phù hợp trong quá trình vận động thể chất.
– Nghỉ ngơi ngay lập tức nếu cảm thấy mệt hoặc khi cơ bắp đau nhức.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
– Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
– Tránh chạy hoặc đứng trong thời gian dài, đi bộ trên bề mặt cứng và bất kỳ hoạt động nào có thể làm căng cơ gót chân.
– Chườm đá vào gót chân phải bị đau trong 10–15 phút, 2 lần một ngày, lưu ý người bệnh không đặt đá trực tiếp lên da.
Đau gót chân phải có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau cho nên bạn đọc không nên chủ quan khi xuất hiện triệu chứng này. Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về đau gót chân phải, phòng khám USAC Chiropractic mong rằng bạn đã trang bị đầy đủ thông tin về bệnh qua bài viết của chúng tôi.
—————
USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn