Đau gót chân là bệnh gì | Cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân và cách chữa trị từ gốc bệnh đau gót chân

5/5 - (3 bình chọn)

Gót chân tuy là một phần nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu tải trọng lớn nhất của toàn bộ cơ thể. Vì thế, khi gót chân bị đau mà không phải bị va chạm, chấn thương hay tai nạn bất thường nào đó thì rất có thể nguyên nhân là từ các bộ phận khác trên cơ thể. Vậy đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Đau gót chân không gây nguy hại đến tính mạng, nhưng những đau đớn từ gót chân khiến chúng ta không thể có được sinh hoạt, lao động và giải trí một cách bình thường. Ngoại trừ do tai nạn hay chấn thương ngoại lực, có rất nhiều nguyên nhân từ các bệnh trong cơ thể khiến gót chân bị tổn thương.

đau gót chân

Ảnh minh họa viêm cân gan chân

Hiện tượng đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì?

Thoái hóa xương sụn: Thoái hóa xương sụn là nguyên nhân gây đau gót chân, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xương.

Viêm cân gan chân: Nguyên nhân này khá phổ biến vì cân gan bàn chân là dải cân chạy từ gót chân đến tận đầu các ngón chân. Khi các động tác dồn lực nhiều lên bàn chân (chạy, nhảy, đứng nhiều,…) sẽ gây tác động mạnh lên cân gan bàn chân, lâu ngày gây viêm nhiễm hay rách chỗ bám vào xương.

Viêm cột sống dính khớp: Bệnh này thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, không chỉ khiến người bệnh bị đau gót chân mà còn có thể gây viêm đốt sống nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

đau gót chân

Viêm cột sống dính khớp

Máu lưu thông kém: Nguyên nhân này khá phổ biến. Nó thường kết hợp với vết thương cũ xảy ra ở phần dưới cơ thể (chân, hông, thắt lưng,..). Khi chấn thương này không được điều trị một cách triệt để có thể dẫn đến tình trạng lưu thông máu xuống bàn chân kém, thậm chí gây tắc nghẽn.

Suy thận: Sự lưu thông các chất từ thận xuống bàn chân để cung cấp các chất thiết yếu nuôi dưỡng xương. Khi thận bị yếu, năng lượng sẽ không đủ để cung cấp máu tới chân, theo thời gian gây đau gót chân.

Suy tĩnh mạch chi dưới: Biến chứng của bệnh này ngoài gây đau nhức gót chân, còn kèm theo đau bắp chân, đầu gối. Khi bị viêm tắc, sự ứ nghẽn làm tăng thêm áp lực tại xương gót chân.

Gai xương gót chân: Do viêm cân gan kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng mọc xương tân tạo ở gót chân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có gai xương gót chân nhưng đau gót chân không phải do xương gót chân gây ra.

đau gót chân

Gai xương gót gây ra các cơn đau nhức ở gót chân

Những phương pháp chữa đau gót chân thường áp dụng

Đau gót chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và việc đi lại, gây ra những cơn đau nhức khó chịu và rất dễ tái phát nếu không chữa trị từ gốc bệnh. Sau đây là một số cách chữa trị và làm giảm những cơn đau khó chịu mà người bệnh không nên bỏ qua:

Xoa bóp bấm huyệt: Đây là phương pháp trị bệnh được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực y học cổ truyền. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể áp dụng cách này để chữa đau gót chân ngay tại nhà, phương pháp này giúp giảm đau, đả thông kinh mạch và tăng cường khả năng vận động.

Chườm đá chữa đau gót chân: Bằng cách chườm đá lạnh (không đặt đá trực tiếp lên da) vào vùng đau gót chân trong 15-20 phút, thực hiện 2 lần mỗi ngày, các cơn đau sẽ được thuyên giảm.

đau gót chân

Chườm đá lạnh giúp giảm đau

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị đau thì nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh chạy hoặc đứng trong một thời gian quá lâu, đi bộ trên bề mặt cứng hay bất kỳ hoạt động nào cũng có thể làm căng cơ gót chân.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau: Paracetamol, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib,… Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo kỹ càng ý kiến và chỉ định của bác sỹ trước khi sử dụng.

Mang giày dép đúng kích cỡ, có đệm lót dưới chân: Nếu bạn đang tập luyện một bộ môn thể thao nào đó, hãy lựa chọn những dòng giày dành riêng cho hoạt động đó, giúp hạn chế các cơn đau hay chấn thương chân.

Luyện tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân: Thực hiện các bài tập này thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức gót chân và tăng cường khả năng vận động.

Sử dụng các bài thuốc dân gian: đắp hạt đu đủ, đắp xương rồng, sử dụng giấm,…

đau gót chân

Ngâm chân cùng các loại thảo dược

Vật lý trị liệu: Phương pháp trị liệu như siêu âm điều trị, sóng ngắn, tia hồng ngoại hoặc các bài tập bệnh lý gai xương gót được áp dụng cùng việc dùng thuốc cũng giúp bệnh nhân giảm đau và mau hồi phục hơn. Một số máy móc vật lý trị liệu hỗ trợ chữa trị đau gót chân và các bệnh lý xương khớp khác:

     . Máy Laser cường độ cao: vận chuyển năng lượng nhiệt xuyên thấu vào bên trong, tập trung tại các vi điểm nhằm kích thích hấp thụ dinh dưỡng, sản sinh các tế bào mới, chữa lành vết thương và giảm các cơn đau.

     . Máy tạo sóng xung kích Shockwave: tạo các sóng tập trung vào các vùng mô sâu trong cơ thể khắc phục những tổn thương, cải thiện lại chức năng cho tế bào, giúp giảm đau cục bộ.

     . Sóng siêu âm: Có tác dụng kiểm soát các cơn đau và thúc đẩy quá trình hồi phục, hỗ trợ hồi phục cơ, kiểm soát vùng chi thể bị tổn thương.

đau gót chân

Vật lý trị liệu được áp dụng khá phổ biến hiện nay

Những cách phòng ngừa đau gót chân không nên bỏ qua!

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế mọi người hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh và khoa học, có thể thực hiện một số cách sau đây để tránh các chấn thương ở gót chân và đồng thời ngăn ngừa cơn đau xuất hiện:

  • Nên chọn mang giày dép vừa chân và có thêm miếng đệm lót chân.
  • Khi vận động thể thao phải mang giày vừa vặn, khởi động và làm nóng các cơ trước khi tập luyện.
  • Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy mệt hoặc bị đau nhức cơ bắp.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để có cân nặng hợp lý.
  • Khởi động với các bài tập giãn cơ trước khi vận động thể chất

đau gót chân

Cần có những cách phòng tránh hiện tượng đau nhức gót chân

Biết được nguyên nhân và những biểu hiện của bệnh sẽ giúp chúng ta có những phương pháp trị liệu và phòng tránh hiệu quả. Hãy tạo cho bản thân một lối sống khoa học và lành mạnh nhằm nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại những bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, cần thường xuyên đến bệnh viện và các phòng khám xương khớp để thăm khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh, từ đó các phác đồ điều trị phù hợp nhất.

👍👍 Chia sẻ

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh