Tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của nước ngải cứu tươi đối với sức khỏe
Với câu hỏi uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì… Phòng khám xương khớp USAC Chiropractic có thể trả lời rằng lá ngải cứu là một bài thuốc Nam được sử dụng phổ biến, rộng rãi ở mọi vùng quê Việt Nam hay còn gọi là cây thuốc cứu. Từ xưa người ta đã biết trồng cho vườn nhà mình giống cây này bởi công dụng tuyệt vời và phổ biến của nó.
Nội dung chính
Đôi nét hiểu biết về cây ngải cứu
Cây ngải cứu (tên khoa học là Artemisia vulgaris) họ cúc, mọc hoang, có mùi hăng, vị đắng, dùng làm thuốc. Ngải cứu là loại cây sống lâu năm, lá thường mọc so le và chẻ lông chim. Ngoài ra, phiến lá men theo cuống đến tận gốc, có các thùy mác hẹp dính vào thân như có bẹ. Hoa không chẻ ở ngọn lá, cây ưa ẩm, thường được trồng bằng cách sử dụng cây con hoặc giâm cành.
Ngải Cứu là loại cây thường mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước, trồng quanh nhà và quanh nhà thuốc… Bạn có thể sử dụng ngọn hoặc lá tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải Cứu khô có thể để được khá lâu, lá khô thường được gọi là Ngải Điệp. Ngoài ra, chúng còn gọi là Ngải Nhung nếu đem phơi khô và lấy lông trắng tán thành bột vụn.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Ngải cứu được biết đến là một nguyên liệu khá quen thuộc có trong các món ăn của nhiều gia đình. Không chỉ vậy, uống nước ngải cứu tươi còn có thể trị được rất nhiều bệnh mà vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm. Vậy uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
1. Nước ngải cứu tươi giúp cầm máu và giảm đau
Hàm lượng hoạt chất acid amin có trong ngải cứu giúp cầm máu và làm giảm nhanh các cơn đau khá hiệu quả. Ngoài ra, ngải cứu còn giúp cho quá trình trao đổi chất được diễn ra bình thường và trôi chảy. Sử dụng nước ngải cứu thường xuyên, các triệu chứng như đau đầu, đau lưng ở người bệnh… sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
2. Giảm đau nhức xương khớp từ bài thuốc ngải cứu
Công dụng trị đau nhức xương khớp của ngải cứu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Người bệnh khi bị đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp, đau gai cột sống, đau cổ vai gáy, tràn dịch khớp gối,… có thể áp dụng các bài thuốc từ ngải cứu mà không lo đến những tác dụng phụ đến cơ thể.
Để chấm dứt các cơn đau xương khớp gây ra, người bệnh chỉ cần lấy lá ngải cứu rửa sạch, giã nát để vắt lấy nước cốt. Tiếp sau đó, thêm 2 muỗng mật ong nhỏ vào phần nước cốt vừa thu được rồi trộn đều lên để sử dụng. Mỗi ngày nên duy trì sử dụng 2 lần. Kiên trì uống hỗn hợp ngải cứu, mật ong sẽ thấy biểu hiện của bệnh suy giảm đáng kể.
3. Bồi bổ cơ thể với nước ngải cứu tươi
Nước ngải cứu không chỉ có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả mà còn giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất. Các loại vitamin ở ngải cứu giúp bồi bổ sức khỏe, phòng chống tình trạng suy nhược ở những người hấp thụ kém. Nếu như bạn ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, bạn có thể hầm gà cùng với nước ngải cứu để tẩm bổ cơ thể.
4. Uống nước ngải cứu giúp điều trị đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng
Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm.
Những trường hợp không nên sử dụng nước ngải cứu tươi
Ngải cứu xưa nay luôn là một bài thuốc dân gian rất hiệu nghiệm nhưng cũng vì chứa dược tính quá cao nên ngải cứu đôi khi cũng có các tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều như ngộ độc, hệ thần kinh bị hưng phấn quá mức gây ra co giật cục bộ. Về lâu dài, tế bào não sẽ bị tổn thương, dần dần bị tê liệt và còn xuất hiện hiện tượng ảo giác, hay quên,… Một số trường hợp dưới đây nên tránh sử dụng nước ngải cứu tươi.
– Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thai kỳ.
– Người bị bệnh viêm gan.
– Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành.
– Người bị bệnh sỏi thận.
– Người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính.
Từ lâu ngải cứu được đã được sử dụng như một vị thuốc giúp điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về công dụng, cách dùng cũng như liều dùng, bệnh nhân có thể vô tình sử dụng sai, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Cho dù đã hiểu được uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì nhưng trước khi dùng để điều trị bệnh, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa.
Chủ đề: uống nước ngải cứu tươi