Tìm hiểu những triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong các bệnh lý về xương khớp, thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp nhất. Mỗi nguyên nhân gây thoát vị có triệu chứng riêng, nhưng đôi khi các triệu chứng lại không hề rõ ràng. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời nó sẽ gây ra những biến chứng có hại tới sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, cách điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Nội dung chính
- Thoát vị đĩa đệm là như thế nào?
- Những đối tượng nào dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm?
- Có bao nhiêu dạng thoát vị đĩa đệm?
- Một số biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không sớm được điều trị
- Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
- Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết!
Thoát vị đĩa đệm là như thế nào?
Hệ khung xương con người, đặc biệt là hệ cột sống, bao gồm rất nhiều những đốt sống xếp chồng lên nhau, tạo thành một bộ khung vững chắc giữ cho cơ thể cân bằng, chắc chắn và dẻo dai. Nằm giữa các đốt sống là những đĩa đệm, những đĩa đệm có tác dụng giảm thiểu lực va chạm, giúp cơ thể vận động trơn tru trong mọi vận động. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một hoặc một số các đĩa đệm bị tổn thương, thoát ra ngoài bao xơ và chèn ép vào tủy sống và hệ thần kinh, tạo ra các cơn đau khiến người bệnh bị ảnh hưởng vận động.
Những đối tượng nào dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm?
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm là:
– Người thường xuyên lao động chân tay, mang vác nặng: Việc thường xuyên cúi người để bê vác vật nặng hoặc thường xuyên làm việc chân tay với cường độ cao là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến việc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
– Người làm công việc văn phòng, các công việc thường xuyên phải đứng: Về bản chất, khi thường xuyên phải ngồi hoặc đứng, đĩa đệm sẽ hứng chịu lực rất lớn dồn xuống từ cột sống. Vì thế nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm của nhóm người này cũng rất cao. Những nghề phổ biến được biết tới như lái xe taxi, người làm văn phòng, giáo viên, ca sĩ…
– Người bị bệnh béo phì, thừa cân: Người bị bệnh béo phì là những người lạm dụng các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ uống có gas, đường… Điều này không chỉ làm giảm mật độ xương, có ảnh hưởng đến cấu trúc xương mà còn làm áp lực cơ thể dồn xuống đĩa đệm ngày càng lớn. Nguy cơ bị bệnh thoát vị đĩa đệm từ đó cũng cao hơn.
Có bao nhiêu dạng thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có nhiều dạng, tùy vào vị trí thoát vị trên cột sống lưng mà có tên gọi riêng. Có 2 dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất về bệnh lý xương khớp là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm lưng. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu về hai dạng thoát vị phổ biến này ngay dưới đây.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng lưng
– Vùng lưng bắt đầu xuất hiện những cơn mỏi nhừ đến đau. Chuyển dần sang đau âm ỉ liên tục hoặc đau dữ dội hay có những cơn đau buốt từng cơn.
– Khi người bệnh nằm nghỉ, cơn đau tạm thời tan đi. Nhưng nếu nằm lâu trong một tư thế không đổi, cơn đau âm ỉ sẽ quay lại. Đồng thời các động tác nằm nghiêng, hắt hơi hay ho đều kéo theo những cơn đau. Người bệnh vận động mạnh cơn đau ập đến ngay tức khắc và tăng mạnh.
– Cơn đau chạy khắp vùng hông, mông, lan khắp đùi, kèm theo là cảm giác tê bì, chạy tới tận mu bàn chân.
– Các vận động để cử động vùng thắt lưng bị hạn chế rõ rệt, cảm giác cứng nhắc, khô khốc. Các cử chỉ ưỡn người, uốn cong người, nghiêng sang hai bên đều bị hạn chế và gây đau nhức.
– Ở các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng dần, người bệnh thường xuyên phải dùng tay chống hông hoặc lưng trong hầu hết các vận động vùng lưng, nghiêng người để kiếm vị trí đỡ đau. Nặng hơn, người bệnh bị mất tự chủ trong đại, tiểu tiện. Thậm chí là phải nằm bất động.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ
– Bắt đầu thường là cảm giác khớp và vùng cơ ở cổ khô cứng, đau mỏi khó chịu. Sau đó các cơn đau xuất hiện thường xuyên dọc vùng gáy.
– Cơn đau vùng gáy lan rộng ra bả vai, đau mỏi chạy xuống cánh tay và bàn tay. Kèm theo đau mỏi là cảm giác tê bì.
– Cường độ những cơn đau xuất hiện bất thường. Đặc biệt là vùng vai gáy đau, tê bì khi thức dậy, cảm giác rất khó chịu.
– Các vận động cổ bắt đầu bị hạn chế rõ ràng, sự cứng nhắc vai gáy khiến các hành động cúp gập cổ, ngoái ra sau hoặc 2 bên đều gây đau nhức hoặc cứng đơ.
– Các cử động của tay cũng bị ảnh hưởng, hành động đưa tay ra sau lưng hoặc dơ lên cao khó khăn hoặc gây đau nhức, tê.
– Các triệu chứng mất cảm giác thường xuyên xuất hiện ở vùng cổ, vai và gáy. Có thể cảm nhận lực cơ tay bị giảm sút rõ ràng, các hành động cầm nắm, xách, vác gặp nhiều khó khăn.
– Triệu chứng khó thở và đau lồng ngực cũng xuất hiện trong giai đoạn nặng.
Một số biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không sớm được điều trị
Bệnh thoát vị đĩa đệm tuy không nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:
– Bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người khi nhân nhầy chui vào ống sống gây chèn ép thần kinh
– Hội chứng đuôi ngựa, mất tự chủ trong việc đi lại
– Cơ thể trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
– Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề.
Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Có thể chia các phương pháp điều trị bệnh này thành 2 nhóm chính là phẫu thuật và không phẫu thuật. Điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật có thể kể đến một số cách làm sau:
– Sử dụng thuốc để giảm các cơn đau
– Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian
– Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
– Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu
– Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nắn chỉnh Chiropractic
Trong số các phương pháp trên, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật bằng phương pháp Chiropractic là phương pháp được cho là điều trị được tận gốc bệnh. Chiropractic là phương pháp hỗ trợ trị liệu thần kinh cột sống tiên tiến, hiệu quả được nhiều người Mỹ và các nước châu Âu tin chọn như một chế độ chăm sóc bảo vệ và hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh cột sống.
Phương pháp nắn chỉnh Chiropractic là phương pháp dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác.
Ưu điểm của phương pháp Chiropractic:
• An toàn do không sử dụng thuốc, tiêm hay phẫu thuật .
• Giảm đau, khôi phục chức năng linh hoạt .
• Không xâm lấn, không đau, không tái phát.
• Không cần mất thời gian nghỉ dưỡng
• Tăng cường chức năng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
• Máu và khí huyết được lưu thông giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, tư duy minh mẫn hơn.
Tại Việt Nam, phòng khám xương khớp USAC Chiropractic hiện sở hữu hệ thống trang thiết bị nhập khẩu từ Châu Âu, đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về Chiropractic tại các trường Đại học chuyên ngành. Thiết bị điều trị tại USAC cũng là các trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Phòng khám USAC Chiropractic tự hào là đơn vị hàng đầu áp dụng công nghệ hiện đại kết hợp với phương pháp nắn chỉnh Chiropractic trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết!
– Đối với người lao động phổ thông: Tránh tuyệt đối các động tác bưng bê sai khoa học, tránh mang vác quá nặng. Lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng lao động là điều tiên quyết nhất.
– Đối với giới văn phòng: Ngồi làm việc với tư thế đúng, không ngồi cong vẹo một bên hoặc chống cằm tì lên bàn làm việc quá lâu. Tập một số động tác thể dục sau 1h hoặc 2h làm việc để lấy cân bằng cho sức khỏe xương khớp.
– Đối với giới tài xế: Ngồi đúng tư thế lái, tay lái không quá cao hoặc quá xa, tránh cúi người trên vô lăng lâu, nên bọc một lớp massage cho ghế ngồi.
– Đối với học sinh, sinh viên: Ngồi học đúng tư thế đã được thầy cô hướng dẫn. Tránh đeo cặp quá nặng, hoặc đeo cặp lệch một bên kéo dài lâu ngày.
Và điều quan trọng nhất cho tất cả mọi người là lựa chọn cho mình những môn thể dục thể thao vừa sức, phù hợp thể trạng. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là cách hiệu quả nhất để phòng tránh thoát vị đĩa đệm nói riêng và phòng tránh các bệnh về cơ xương khớp nói chung.
Khi có bất kỳ triệu chứng thoát vị đĩa đệm nào. Bạn hãy liên hệ ngay với các bác sĩ cơ xương khớp giỏi tại phòng khám USAC Chiropractic qua hotline 1900 5858 00 để được thăm khám miễn phí và chữa trị kịp thời. Điều trị càng sớm, phác đồ càng đơn giản và liệu trình chữa trị nhanh.
—————
USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ
🏤 Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
🏤 Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
☎ Hotline: 1900 5858 00
🌐Website: https://usac.vn