Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì để tốt cho bệnh?
Những loại thực phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bệnh, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Việc nắm được thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì giữ vai trò vô cùng quan trọng, chúng giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát tốt căn bệnh này và hỗ trợ cho quá trình chữa trị rất tốt.
Nội dung chính
Những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ phổ biến
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống cổ là rất cần thiết, mặc dù bệnh không nguy cấp tới tính mạng nhưng nó đem lại quá nhiều phiền toái trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là những nguyên nhân gây thoái hóa thường gặp:
– Hoạt động sai tư thế, ngồi quá lâu, ngồi nhiều
– Thường xuyên cúi hay ngả cổ
– Ôm máy tính thường xuyên
– Gối ngủ quá cao
– Khuân vác vật nặng, làm việc quá sức
– Do ăn uống không hợp lí, thiếu các dưỡng chất cần thiết khiến cơ thể thiếu chất, mệt mỏi và đẫn dến thoái hóa cột sống cổ sớm.
– Do tuổi tác
– Do tai nạn, chấn thương.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
1. Thực phẩm giàu Canxi
Đối với hệ xương khớp nói chung và cột sống cổ nói riêng, canxi đóng vai trò tái tạo nên các tế bào xương, sửa chữa những tổn thương ở khu vực đốt sống bị thoái hóa.
Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm giàu canxi trong thực đơn còn giúp bạn kiểm soát được sự thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Ở một số bệnh nhân bị béo phì, việc giảm cân có thể giúp giải phóng áp lực cho cột sống cổ, qua đó làm chậm lại tốc độ thoái hóa.
Nếu đang bị thoái hóa cột sống, mỗi ngày bạn cần cung cấp cho cơ thể khoảng 120mg canxi. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: tôm, cua, ốc, sò, cá mòi, nước cam, các sản phẩm từ sữa, đậu trắng…
2. Tỏi
Tỏi chính là một gợi ý hữu ích tiếp theo cho thắc mắc thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì. Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất sulphur trong loại gia vị này có thể giúp giảm đáng kể các cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy do bệnh thoái hóa cột sống cổ mang lại.
Bên cạnh đó, hoạt chất dialyl disulphide còn giúp ức chế sản xuất các enzym gây hủy hoại lớp sụn chêm. Alicin trong tỏi cũng có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, chống nhiễm khuẩn ở cột sống và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
3. Gừng
Gừng được xếp vào danh sách các loại thực phẩm nên sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng, bên trong gừng là nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và giảm đau tự nhiên.
Bên cạnh đó, những hoạt chất được tìm thấy trong gừng còn có khả năng kích thích quá trình lưu thông máu đến các cơ và xương khớp. Đồng thời mang đến những dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình sửa chữa những tổn thương và nuôi dưỡng xương khớp. Ngoài việc thêm gừng vào mỗi bữa ăn, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể sử dụng rượu gừng hoặc tinh dầu gừng để xoa bóp giúp cải thiện cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác của bệnh.
4. Các loại rau màu xanh lá đậm
Các loại rau mà xanh lá đậm là nhóm thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin và những chất chống oxy hóa. Trong đó, những chất chống oxy hóa có khả năng ức chế sự phát triển của các gốc tự do, nguyên nhân khiến cột sống cổ bị hư hại. Chất xơ có khả năng tác động giúp làm giảm những chất gây viêm trong máu.
Vitamin mang tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương, nâng cao sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể. Chính vì những lợi ích nêu trên, người bệnh nên thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại rau lá xanh đậm dưới đây: bông cải xanh, xà lách, rau cải, bắp cải, đậu hà lan, rau ngót…
Một số biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ đơn giản nhất mà bạn nên lưu tâm:
– Làm việc đúng tư thế
– Có chế độ ăn giàu canxi, và bổ sung thêm các thực phẩm chức năng để cung cấp đủ dưỡng chất cho xương.
– Thường xuyên xoa bóp, massage cho vùng cổ để ngăn ngừa thoái hóa
– Tạo tư thế ngủ đúng
– Tập thể dục hằng ngày
– Nên duy trì một cân nặng ổn định ở mức độ cho phép, tránh nâng vác nặng, và hạn chế hút thuốc lá.
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý rằng chế độ ăn uống khoa học và giàu chất dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp bạn cải thiện bệnh lý và nâng cao sức khỏe của xương khớp. Do đó, bạn nên dựa vào thông tin này và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để hoàn thành thực đơn ăn uống cho mình. Ngoài ra, khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng lạ hoặc có những cơn đau nhức bất thường thì hãy đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám xương khớp để được kiểm tra, tránh các biến chứng nguy hại về sau.
Chủ đề: thoái hóa đốt sống cổ