Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì cần phải lưu ý những gì?
Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu tăng trưởng bình thường hoặc liên quan đến các rối loạn cơ xương khớp cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có thể là dấu hiệu viêm khớp thiếu niên hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, người chăm sóc cần tìm hiểu các thông tin cơ bản để có biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì phổ biến
Tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì thường là những cơn đau nhói hoặc nhức mỏi, thường phổ biến ở chân và ít ảnh hưởng đến cánh tay. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em từ 2 đến 12 tuổi. Các cơn đau thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi chiều hoặc đầu buổi tối và được cải thiện vào buổi sáng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Đau nhức xương khớp là hiện tượng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Bên cạnh đó, ở những trẻ em phát triển quá nhanh, cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng và thường ảnh hưởng đến đùi, bắp chân hoặc khu vực phía sau đầu gối.
Tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ vị thành niên có thể là do việc lạm dụng các cơ và khớp trong ngày. Điều này thường liên quan đến các hoạt động bình thường như chạy nhảy, đùa giỡn, tham gia các trò chơi hoặc chơi có môn thể thao có thể gây áp lực lên hệ thống xương khớp.
Dấu hiệu nhận biết đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì là gì?
Đau nhức xương ở tuổi dậy thì thường phổ biến ở hai bên cơ thể. Bên cạnh đó, dấu hiệu và triệu chứng có thể phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng.
Tình trạng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể
Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
• Chân: Thường ảnh hưởng đến cẳng chân, bắp chân, mặt sau của đầu gối, phía trước đùi. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói và thường không quá tầm kiểm soát.
• Đầu gối: Thường gây đau ở phía sau đầu gối. Con đau hiếm khi ảnh hưởng đến khớp và không gây biến dạng khớp. Do đó, nếu khớp gối có xu hướng đau, đỏ, sưng hoặc nóng rát, có thể là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
• Cánh tay: Đau cánh tay thường không phổ biến nhưng thường gây đau ở cả hai cánh tay cùng một lúc
• Lưng: Đau lưng là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ dậy thì và cả người trưởng thành, đặc biệt là những trẻ em năng động. Do đó, thông thường đau lưng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì là bệnh gì?
Thông thường đau nhức xương khớp ở trẻ vị thành niên thường không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp, cột sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của trẻ.
Những cơn đau nhức có thể là biểu hiện của các bệnh lý cơ xương khớp và cột sống
Các bệnh lý và điều kiện y tế phổ biến thường bao gồm:
– Viêm khớp dạng thấp thiếu niên
– Hội chứng chứng đau cơ xơ hóa
– Tăng động
– Hội chứng chân không yên
– Thiếu vitamin D
– Chấn thương
– Ung thư xương
Thăm khám định kỳ là cách phòng chống các căn bệnh về xương khớp thường gặp
Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kéo dài, phụ huynh nên đưa con đến thăm khám ở những cơ sở y tế chuyên môn để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Tại Việt Nam, USAC Chiropractic là phòng khám cơ xương khớp cột sống chuẩn Mỹ, chuyên trị liệu bằng phương pháp nắn chỉnh Chiropractic với tiêu chí “Không dùng thuốc – Không phẫu thuật” – Là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng hiện nay, hãy liên hệ ngay hotline 1900 5858 00 để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn nhé!