Những điều người bệnh cần biết về đai đeo thoát vị đĩa đệm
Đai đeo thoát vị đĩa đệm là trợ thủ đắc lực giúp các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thoát khỏi những cơn đau hành hạ ngày đêm. Tác dụng của đai đeo giúp cố định cột sống, điều chỉnh đĩa đệm bị lệch và làm giảm áp lực lên cột sống. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng việc đeo đai thường xuyên để đề phòng cơ lưng bị yếu đi. Vậy sử dụng đai đeo thoát vị đĩa đệm có hữu ích hay không?
Ngày nay, thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ người già mà số lượng người trẻ bị bệnh này khá nhiều. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau nhẹ hoặc dữ dội dai dẳng vùng thắt lưng, cột sống, thậm chí có thể gặp nhiều biến chứng khác.
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như: dùng thuốc tây, dùng thuốc đông y, sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, can thiệp ngoại khoa,… Cùng với những phương pháp trên thì người bệnh có thể kết hợp các dụng cụ hỗ trợ cố định cột sống. Trong đó, đai đeo thoát vị đĩa đệm được khá nhiều người sử dụng.
Nội dung chính
Khám phá những lợi ích của đai đeo thoát vị đĩa đệm
Theo đánh giá của nhiều bệnh nhân đã từng sử dụng thì đây là thiết bị khá hiệu quả. Đai đeo thoát vị đĩa đệm tác động trực tiếp đến cột sống, giúp cho nhân nhầy sẽ được đẩy về vị trí ban đầu. Cụ thể lợi ích của nó là:
– Giúp giảm áp lực lên cột sống: Đai đeo sẽ triệt tiêu nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm nhờ khả năng làm giảm áp lực tới cột sống.
– Cố định và điều chỉnh xương bị lệch: Thiết bị sẽ hỗ trợ điều chỉnh các phần xương sống đang bị lệch về tư thế ban đầu. Sản phẩm phù hợp với những bệnh nhân có cột sống bị lệch do ngồi sai tư thế hoặc lao động nặng.
– Giúp giữ nguyên tư thế đúng: Sản phẩm sẽ giúp người bệnh loại bỏ các tư thế hoặc hoạt động quá sức. Do đó, các triệu chứng đau sẽ giảm và những thói quen hoạt động không đúng tư thế sẽ bị loại bỏ.
Mách bạn một số loại đai đeo thoát vị đĩa đệm thông dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm khác nhau. Bên cạnh chức năng cố định cột sống thì thiết bị này còn có chức năng massage, thư giãn. Cách sử dụng đai còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của từng bệnh nhân.
1. Loại đai cố định cột sống
Đây là loại đai được sử dụng nhiều nhất hiện nay, có tác dụng cố định và ổn định cột sống. Đai này được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, chủ yếu từ vải tổng hợp. Hai đầu của đai có thiết kế 2 miếng dán. Ngoài ra còn có 1 miếng nẹp giúp cố định cột sống.
2. Đai đeo kéo giãn cột sống
Đây là loại đai thích hợp với những bệnh nhân có triệu chứng nặng. Tác dụng chính là kéo giãn cột sống giúp làm giảm áp lực khối đĩa đệm thoát vị lên cột sống. Sử dụng đai theo chỉ định của bác sĩ sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn được đai lưng phù hợp. Có thể tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng các loại đai đeo chữa thoát vị đĩa đệm
Đai đeo lưng chỉ là công cụ để hỗ trợ điều trị bệnh, không phải là thuốc hoặc các biện pháp can thiệp trực tiếp vào cột sống nên không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả thì cần sử dụng đúng cách và lựa chọn sản phẩm phù hợp mới bệnh lý. Cụ thể như sau:
– Không quá lạm dụng đai đeo: Nếu sử dụng quá lâu phần cột sống sẽ mất đi sự dẻo dai, không còn linh hoạt và thậm chí sẽ làm người bệnh phụ thuộc vào dụng cụ này.
– Không sử dụng đai đeo để thay thế các phương pháp điều trị thông thường
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp trước khi sử dụng
– Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường thì nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia
– Nên tham khảo để mua đai đeo tại những địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.
Đai đeo thoát vị đĩa đệm là dụng cụ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Sử dụng đai đeo đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn cần phối hợp với phương pháp điều trị và chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ nắm được các thông tin cần thiết về các loại đai đeo và cách sử dụng hợp lý nhất.
Ngoài ra, nếu sử dụng các loại đai đeo nhưng không mang lại hiệu quả, thậm chí là các cơn đau ngày càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn và đau càng lúc càng dữ dội hơn thì người bệnh phải đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám xương khớp để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn thoát vị đĩa đệm.
Chủ đề: đai đeo thoát vị đĩa đệm