5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu đơn giản và hiệu quả
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian là cách được sử dụng rộng rãi, trong đó có cây ngải cứu. Ngải cứu có tác dụng kháng viêm, gây tê nhẹ và đặc biệt có khả năng xoa dịu các cơn đau cực kỳ hiệu nghiệm. Đây là lý do tại sao có rất nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu ra đời và được nhiều người ưa chuộng tin tưởng áp dụng. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả qua bài viết này nhé!
Nội dung chính
- Những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu thường được áp dụng
- 1. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và rượu
- 2. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và mật ong
- 3. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm gạo
- 4. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và muối hạt
- 5. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng
- Những điều cần lưu ý khi áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
- Những cách phòng ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm bằng những thói quen hàng ngày
Những bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu thường được áp dụng
1. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và rượu
Nguyên liệu:
– Ngải cứu tươi 1 bó
– Rượu trắng
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Nhặt lấy nguyên lá và ngọn non của ngải cứu sau đó rửa sạch và đem giã nát.
Bước 2: Trộn đều lá ngải với một ít rượu trắng. Sau đó cho tất cả vào chảo rồi xào nóng.
Bước 3: Bọc hỗn hợp vào một chiếc khăn sạch và chườm lên vùng lưng đau khoảng 15-20 phút.
*Lưu ý: Nhiệt độ cần đảm bảo không bị bỏng da. Nếu trong quá trình chườm bạn thấy hỗn hợp nguội thì có thể đem hâm nóng sau đó chườm tiếp.
2. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và mật ong
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tiếp theo cho kết quả không thua kém với ngải cứu và rượu đó là ngải cứu kết hợp với mật ong.
Nguyên liệu:
– Ngải cứu 1 bó
– Mật ong 2 thìa
– Muối hạt ½ thìa
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Pha muối vào 1 cốc nước nhỏ sau đó đem đun sôi và để nguội.
Bước 2: Mang ngải cứu đi rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn.
Bước 3: Đổ nước muối vào ngải cứu và cắt lấy nước cốt.
Bước 4: Trộn nước cốt ngải với mật ong và khuấy đều.
*Lưu ý: Bạn hãy dùng nước này chia thành 2 lần uống/ngày. Nhớ uống đều đặn hằng ngày để phát huy tối đa tác dụng.
3. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm gạo
Nguyên liệu:
– Ngải cứu 3 lạng
– Giấm gạo 200ml
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch ngải cứu đem đi giã nát, trộn với giấm gạo và đem đun nóng.
Bước 2: Bọc hỗn hợp thuốc vào một chiếc khăn mỏng và chườm vào vị trí bị đau nhức.
Để bài thuốc đạt kết quả cao bạn hãy kết hợp xoa bóp để các dược phẩm thẩm thấu tốt hơn. Dành ra khoảng 15-20 phút mỗi ngày, đều đặn 2 tuần để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
4. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và muối hạt
Nguyên liệu:
– Ngải cứu 1 bó to
– Muối hạt 1 nắm
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Đem lá ngải cứu đi rửa sạch và để ráo nước.
Bước 2: Trộn ngải cứu với muối và mang đi xào nóng.
Bước 3: Sau khi đã đủ độ nóng, bạn đổ hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng đau nhức khoảng 20 phút. Có thể sao nóng lại nếu cảm thấy hỗn hợp bị nguội rồi tiếp tục chườm.
Hãy thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ, kiên trì trong vòng 2 tuần bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt đáng kể.
5. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng
Nguyên liệu:
– 200g ngải cứu khô
– 1kg vỏ chanh khô
– 2 lít rượu trắng
– 1 phần bỏ khô của 2 quả bưởi
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Bạn đem trộn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn vị với nhau vào chảo.
Bước 2: Bật bếp và sao vàng.
Bước 3: Cho hỗn hợp vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào và ngâm khoảng 30 ngày.
Mỗi ngày bạn nên uống 1 ly nhỏ, tầm 20ml. Hãy uống đều đặn để đẩy lùi triệu chứng đau nhức của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Mặc dù phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu không còn quá xa lạ với nhiều người nhưng khi áp dụng người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:
– Cách này chỉ phù hợp với những trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ và chỉ là cách hỗ trợ điều trị.
– Phương pháp chữa bệnh này cần có thời gian nhiều thì mới mang lại hiệu quả. Vì thế, khi đã áp dụng thì người bệnh không nên nôn nóng.
– Những người bị dị ứng với ngải cứu, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người bệnh về gan và thận thì không nên sử dụng phương pháp chữa bệnh này.
– Tuyệt đối không nên lạm dụng ngải cứu, nếu nạp vào cơ thể quá nhiều ngải cứu, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, co thắt ruột… Các hoạt chất có trong ngải cứu dù là tác động ngoài da nhưng lâu dần tích tụ bên trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
– Khi áp dụng phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, nếu nhận cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường phải dừng lại và đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám tình hình.
Những cách phòng ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm bằng những thói quen hàng ngày
– Đứng: Đứng thẳng, cân xứng 2 chân, không nên đứng ở những tư thế làm cho thân dài ra đặc biệt là giày cao gót.
– Ngồi: Chọn ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để 2 chân đặt sát sàn nhà một cách thoải mái.
– Bê hoặc nâng đồ vật lên: Khi muốn bê hoặc nâng đồ vật từ dưới đất lên cần chú ý đến tư thế của cột sống và thân hình, tránh bê vác vật dụng quá nặng mà ảnh hưởng đến vùng thắt lưng.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu được đánh giá là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có thể đẩy lùi được triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào thì cần đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám xương khớp để được bác sĩ thăm khám cụ thể và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ hữu ích với bạn!
—————
USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ
🏤 Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM
🏤 Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
☎ Hotline: 1900 5858 00
🌐Website: https://usac.vn