Người bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập Yoga không?
Bộ môn Yoga được giới chuyên gia nhận định rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt sẽ giúp chúng ta sử dụng lưng và cổ thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập Yoga hay không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp ngay tại bài viết này bạn nhé!
Nội dung chính
Xác định tình trạng thoái hóa cột sống cổ như thế nào?
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là biểu hiện đốt sống bị thoái hóa dẫn tới suy giảm các chức năng hoạt động bình thường. Không chỉ người già mà ngay cả người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa đốt sống cổ do xuất phát từ các yếu tố tác động bên ngoài.
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ trải qua 10 cấp độ, từng cấp độ sẽ có biểu hiện cụ thể khác nhau như:
Cấp độ 1: Cảm giác bị cứng, đau ở cổ khi ngửa đầu lên nhìn.
Cấp độ 2: Tình trạng đau nhức cổ xảy ra thường xuyên hơn. Cảm giác tê cứng, đau nhức khả năng cao cũng có thể lan sang cả vùng lưng và vai.
Cấp độ 3: Hay bị tuột người khỏi gối trong khi ngủ. Tỉnh dậy thường khó khăn trong việc vận động cổ, cảm thấy đau và khó chịu.
Cấp độ 4: Cánh tay bị tê, có khi cảm thấy mờ mắt
Cấp độ 5: Khi đi dáng xiêu vẹo, suy giảm thị lực, thậm chí khó có thể đi trên cùng đường thẳng.
Cấp độ 6: Hoạt động cổ, vai và cánh tay bị hạn chế. Đôi khi không thể cầm bút viết bình thường.
Cấp độ 7: Người bệnh không ăn được bằng đũa mà chỉ sử dụng thìa (muỗng).
Cấp độ 8: Sức khỏe yếu đi, đi lại khó khăn hơn và có cảm giác người như ở trên không trung.
Cấp độ 9: Mất khả năng kiểm soát ruột, bàng quang.
Cấp độ 10: Nằm yên tại chỗ, không thể rời khỏi giường.
Người bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập Yoga không?
Bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới đau nhức, hạn chế cử động và vận động. Do đó, nhiều người cho rằng không nên thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Song thực tế nếu thiếu đi hoạt động thể chất sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng và làm chậm quá trình làm bệnh.
Các bài tập yoga cho người bị thoái hóa đốt sống cổ với cường độ chậm thường được khuyến khích dành cho những người bị thoái hóa đốt sống và yoga chính là một giải pháp an toàn. Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập yoga không… Vậy vì sao yoga lại có hiệu quả thần kỳ đến vậy?
1. Tăng cường cơ bắp
Một số tư thế yoga sẽ giúp người bệnh tập trung vào các cơ đặc hiệu, các nhóm cơ ở vùng cổ, lưng và bụng. Từ đó tăng cường sức khỏe cho cơ. Đặc biệt, luyện tập yoga còn giữ bạn ở vị trí và tư thế đúng nhằm giảm thiểu tình trạng đau nhức do thoái hóa cột sống cổ gây ra.
2. Làm căng và thư giãn cơ hiệu quả
Việc kéo giãn một số cơ có thể giúp người bệnh tăng giới hạn chuyển động, linh hoạt vùng lưng và cổ. Đồng thời giúp máu mang chất dinh dưỡng chảy vào các chất độc thoát ra khỏi địa đệm, thúc đẩy đĩa đệm tự chữa lành.
Hít thở thở tự do, sâu và khỏe khi tập yoga còn giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tình trạng lưu thông diễn ra trong người.
3. Tăng cường mức độ tự nhận thức về cơ thể
Rèn luyện yoga mỗi ngày sẽ giúp bạn nhận biết giới hạn của chính mình. Bạn sẽ biết tư thế nào phù hợp với cơ thể của bạn nhất. Điều này giúp làm giảm nguy cơ bị thương các địa đệm cho sử dụng quá mức hoặc sai tư thế chuẩn.
Cách phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả không nên bỏ qua
Bên cạnh quá trình điều trị đối với những người bị thoái hóa đốt sống thì phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cũng là vấn đề mà nhiều người nên chú ý. Sau đây là những biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống mà chúng ta cần thực hiện thường xuyên:
– Xoa bóp vùng cổ đều đặn mỗi ngày
– Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế làm các công việc nặng nhọc gây áp lực lên vùng cổ.
– Không gập cổ, cúi đầu quá lâu.
– Thay đổi tư thế linh hoạt khi ngủ, tránh nằm sấp hay sử dụng gối quá cao hoặc quá cứng.
– Tăng cường chế độ ăn đủ dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp
– Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng linh hoạt cho các khớp.
Với những thông tin trên đây thì chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp bị thoái hóa đốt sống cổ có nên luyện tập yoga hay không. Hãy lựa chọn và điều chỉnh tư thế tập phù hợp với tình trạng bệnh để đẩy lùi tình trạng bệnh tốt nhất có thể. Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện và các phòng khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám và theo dõi quá trình điều trị bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và thích hợp với từng giai đoạn hồi phục của bệnh.
—————
USAC CHIROPRACTIC – VIỆN ĐIỀU TRỊ CƠ XƯƠNG KHỚP CỘT SỐNG CHUẨN MỸ
Số 305 Nguyễn Văn Trỗi, Q.Tân Bình, TP. HCM
Hotline: 1900 5858 00
Website: https://usac.vn