Bị bệnh Gout có chữa khỏi được không?
Gout đang dần trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại rồi, bởi vì ngay cả người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải. Gout không chỉ gây ra những cơn đau ngay lúc đó mà còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh khác. Vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bệnh gout có chữa được không, và chữa bằng phương pháp nào… Để giải đáp thắc mắc này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Tìm hiểu Gout là bệnh gì?
Gout là bệnh lý mãn tính xuất hiện bị rối loạn chuyển hóa acid acid, hay nói cách khác là nồng độ acid uric trong máu vượt quá mức tiêu chuẩn, khiến cho tinh thể monosodium bị lắng đọng ở tổ chức. Acid uric có trong các thực phẩm như thịt đỏ, giàu chất đạm, hay hải sản.
Hình ảnh mô tả tinh thể acid uric trong cơ thể người bị bệnh gout
Người bị gout thường có biểu hiện ngoài da như bị sưng, có thể sờ và cảm nhận thấy ấm nóng quanh khớp, thấy đau khi chạm vào. Diễn tả rõ ràng hơn thì đây là một dạng viêm khớp, thường cảm thấy đau và sưng đỏ ở những vị trí khớp chân, đặc biệt là ở ngón chân. Cơn đau này xuất hiện và thường trở nên dữ dội gây nhất là vào ban đêm.
Hơn 95% bệnh nhân mắc bệnh gout hiện nay là do nguyên nhân tự phát, hay nói cách khác là do lối sống, chế độ ăn uống không hợp lý. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan khác như do bẩm sinh, hay do những bệnh lý khác dẫn tới.
Bệnh gout gây ra các cơn đau nhức khó chịu
Vậy bệnh Gout có chữa được không?
Trả lời cho câu hỏi bệnh gout có chữa được không thì đó chính là hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, các bạn cần phải biết rằng bệnh gout là bệnh mãn tính, tùy theo từng mức độ của bệnh mà khả năng và phương pháp chữa trị cũng khác nhau. Cụ thể, nếu những chỗ sưng viêm mới hình thành thì nghĩa là bệnh còn nhẹ và có thể chữa dứt điểm được. Nhưng nếu khớp của bệnh nhân đã bị biến dạng thì khả năng chữa khỏi là vô cùng thấp.
Gout xảy ra do nồng độ acid uric trong máu cao, nên để điều trị căn bệnh này cần phải kiểm soát cũng như hạ nồng độ acid uric về mức an toàn. Các bạn có thể tham khảo và kết hợp đồng thời các phương pháp sau:
Bệnh gout gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
1. Sử dụng các loại thuốc
Thuốc điều trị bệnh gout thường là thuốc chống viêm và thuốc giảm axit uric. Một số loại thuốc thường được kê trong điều trị như thuốc chống viêm Colchicine, Corticosteroid, thuốc giảm axit uric Zyloprim, Uloric hay Krystexxa.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Những người thừa cân béo phì thường là nhóm đối tượng mắc gout nhiều nhất, vì vậy trong quá trình điều trị gout, nhất thiết cần phải cân đối lại cân nặng của mình. Thực đơn ăn uống của người bệnh gout cần phải giảm chất béo (điển hình là từ thịt đỏ, thịt gia cầm, sữa giàu chất béo), ít đạm (như thịt cừu, thịt nai, nội tạng động vật, hải sản), giảm đồ ngọt và rượu bia. Tăng các thực phẩm chứa nhiều purin từ rau như măng tây, rau bina.
Bổ sung thêm hoa quả nhóm Vitamin C để giúp làm giảm nồng độ axit uric. Đây không chỉ là cách chế độ ăn dành cho người đang điều trị gout mà cũng là cách để phòng bệnh hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bệnh gout
3. Giảm nhanh các cơn đau tại nhà
Loại thuốc giảm đau nhanh mà các bạn có thể tham khảo là acetaminophen. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá vào thuốc, bạn nên sử dụng mẹo chườm lạnh, cũng là một trong những cắt đứt ngay những cơn đau. Những vận động viên cũng thường áp dụng phương pháp này trong quá trình thi đấu mà gặp chấn thương.
Hy vọng các bạn đã có được lời giải đáp cho câu hỏi bệnh gout có chữa được không của mình. Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, hãy điều chỉnh lại lối sống và chế độ ăn của mình để có một sức khỏe tốt nhất nhé. Ngoài ra, hãy thường xuyên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên xương khớp để thăm khám định kỳ, từ đó có thể theo dõi tình trạng sức khỏe xương khớp của bản thân nhằm có hướng xử lý phù hợp.