Bệnh Gout nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Với xu hướng phát triển ngày nay, thói quen ăn uống và sinh hoạt thay đổi kéo theo sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gout và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gout gây ra những cơn đau đớn khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân có thể hoàn toàn được chữa khỏi và ngăn ngừa tái phát nếu có phương pháp điều trị đúng, kịp thời, luôn có chế độ dinh dưỡng tuân theo câu hỏi bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì và có một thói quen sống lành mạnh hơn. Cùng phòng khám USAC tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nội dung chính
Gout là bệnh gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây sưng đỏ và những cơn đau dữ dội, đột ngột tại một số vị trí khớp trên cơ thể, đặc biệt là ở ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay. Bệnh xảy ra liên quan đến sự chuyển hóa của acid uric trong cơ thể. Không những thế, bệnh gút có khả năng tái phát cao, đặc biệt là khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh Gout
Bệnh gout có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng như:
– Xuất hiện các cơn đau khớp dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
– Khớp có dấu hiệu viêm, sưng đỏ, cảm giác nóng quanh khớp và khi chạm vào rất đau.
– Đau khớp trong cơn gút cấp thường kéo dài từ 5 – 7 ngày rồi giảm dần. Hết cơn khớp trở lại hoàn toàn bình thường.
– Bệnh nhân bị giới hạn vận động bởi những cơn đau.
Người bị bệnh Gout nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Ghi nhớ và áp dụng các loại thực phẩm cho người bệnh gout dưới đây vào thực đơn bữa cơm gia đình bạn mỗi ngày sẽ giúp bạn thoải mái ăn uống mà chẳng còn lo lắng về những cơn đau viêm khớp cấp do gout sau đó.
1. Dưa leo
Dưa leo là loại thực phẩm tốt nhất trong danh sách thực phẩm cho người bệnh gout.
Dưa leo có khả năng hạn chế tình trạng lắng đọng tinh thể urat trong xương khớp, thúc đẩy bài tiết axit uric qua đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
2. Bí đỏ
Một trong những nguyên nhân gây nên đó là do thừa cân, béo phì. Đây cũng là lý do mà bí đỏ chính là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh.
Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao, ít calo, ít chất béo có tác dụng giảm mỡ máu, hạ đường huyết hiệu quả.
3. Dâu tây
Là một trong những loại quả chứa ít calo, giàu vitamin và khoáng chất, dâu tây không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Dâu tây
4. Rau cần
Rau cần rất giàu các vitamin, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin.
Rau cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cây trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gout cấp tính.
Rau cần
Những thực phẩm mà người mắc bệnh Gout không nên ăn
Những thực phẩm mà người mắc bệnh Gout nên tránh là các loại thực phẩm có lượng purin cao như: nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật sò, ốc, hến… Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh cấp tính.
– Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.
– Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
– Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
– Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh.
– Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
Dinh dưỡng là yếu tố cực kì quan trọng đối với bệnh gout
Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ biết được thông tin bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì để có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và tìm ra phương hướng điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Chủ đề: Bệnh Gout