Điểm mặt các loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh Gout
Theo số liệu thống kê có đến 95% nam giới trung niên mắc bệnh Gout. Chưa kể những người bị béo phì, nghiện cà phê, rượu hoặc phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao. Vậy các thực phẩm tốt cho người bệnh Gout là gì và nên ăn hay kiêng gì khi bị gout?
Những biểu hiện thường gặp của bệnh Gout
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan tới đường ăn uống do nồng độ axit uric trong huyết tương ở mức quá cao dẫn tới hiện tượng lắng đọng các tinh thể urat hay tinh thể axit uric. Nam giới trên 40 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh gout nhất với những biểu hiện như sau:
– Viêm khớp cấp tính: Sưng và đau nhức, nhất là vùng khớp đốt bàn và ngón chân cái.
– Sỏi urat, axit uric có trong hệ thống thận tiết niệu, suy thận và viêm thận kẽ.
– Lắng đọng sỏi urat: Các cục hoặc hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, xương bánh chè, mỏm khuỷu hoặc gần gân gót.
– Axit uric tăng cao, đạt tận 400 micromol/lit.
Điểm mặt các thực phẩm tốt cho người bệnh Gout không nên bỏ qua
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần nắm rõ các thực phẩm tốt cho người bệnh gout để đảm bảo cơ thể nạp vào các dưỡng chất phù hợp cho tình trạng sức khỏe của bản thân.
– Bổ sung đầy đủ 500-100mg vitamin C mỗi ngày.
– Có thói quen uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric. Ngoài ra nên uống nước khoáng kiềm.
– Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là nhóm thực phẩm hết sức quan trọng đối với bệnh nhân bị gout vì trong nó có chứa hàm lượng purin cực an toàn có khả năng làm giảm, hòa tan acid uric có trong nước tiểu.
– Người mắc bệnh gout chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng như: thịt lợn, cá sông, lườn gà… Bởi trong các thực phẩm này thường chứa ít purin hơn. Thay vào đó sẽ là lượng protein cần thiết phải có từ 50-100g/ngày.
– Thay thế các loại dầu thông thường bằng dầu vừng, dầu ô liu hoặc dầu lạc,… để giảm bớt chất béo.
– Tích cực bổ sung những loại thực phẩm thảo dược có khả năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể. Tiêu biểu như: dâu tây, cam, cherry, cam, lá sake.
– Trong quá trình chế biến nên ưu tiên những món luộc, hấp cũng như hạn chế tối đa các đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.
– Người bệnh vẫn có thể thưởng thức thoải mái các loại rau củ bởi trong chúng chứa khoảng 20-25mg purin, trừ bớt một số loại như măng tây, nấm hoặc giá đỗ.
– Các loại rau chứa ít purin dành cho bệnh nhân gout đó là dưa chuột, rau cần, cải xanh, súp lơ và các loại cà…
Những thực phẩm mà người mắc bệnh Gout nên tránh xa
Điều đầu tiên mà bất kỳ người bệnh bị gout nào cũng cần biết đó là purine chính là “thủ phạm: hàng đầu gây nên các cơn gout đột ngột. Do đó để kiểm soát bạn nên tránh xa các thực phẩm giàu purin. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế những nhóm thực phẩm giàu fructose cao. Cụ thể như sau:
– Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, não,…
– Cá: Cá hồi, cá thu, cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá tuyết,…
– Hải sản: Sò điệp, tôm, cua
– Thịt: Thịt bê, thịt gà lôi,…
– Thực phẩm chứa hàm lượng cao fructose: Siro chứa fructose, mật ong, …
– Nấm men: Men bia, men dinh dưỡng cùng các chất bổ sung men khác.
– Đồ uống có đường: Bao gồm các loại nước ngọt và nước ép trái cây.
Bổ sung các thực phẩm tốt cho người bệnh gout trong chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng như mau chóng cải thiện sức khỏe, hạn chế tối đa những biến chứng có cơ hội xuất hiện. Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám định kỳ cùng bác sỹ để theo dõi tiến triển của bệnh, từ đó bác sỹ sẽ có những phương pháp trị liệu phù hợp, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Chủ đề: người bệnh gout