Khi nào thì người bệnh cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp rất ít các bác sĩ chỉ định, trừ những trường hợp quá đặc biệt hoặc theo yêu cầu của chính người bệnh. Vì các biến chứng tiềm tàng sau phẫu thuật đem lại nhiều rủi ro cho bệnh nhân. Chúng ta cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng phương pháp này.
Căn bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường, bệnh thường xảy ra ở vùng đốt sống cổ và thắt lưng, gây chèn ép vào các thụ thể cảm nhận ở dây thần kinh gây đau đớn. Đây là bệnh lý thường gặp và khó chữa, bệnh dễ tái phát nếu không lựa chọn được hướng điều trị hiệu quả.
Nội dung chính
Khi nào người bệnh cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Theo thống kê bộ y tế, có hơn 90% người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể điều trị thành công qua phương pháp bảo tồn, số còn lại là những trường hợp đặc biệt phẫu thuật theo chỉ định riêng của bác sĩ.
Chỉ định ngoại khoa khi người bệnh không đáp ứng được các phương pháp điều trị nội khoa, các biện pháp sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với thuốc giãn cơ trong 60 ngày. Đồng thời có các triệu chứng trầm trọng như: Chân đau đớn liên tục và suy yếu vận động, teo cơ, biến chứng chùm đuôi ngựa, mất kiểm soát đại tiểu tiện, rối loạn cơ vòng đột ngột.
Những biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Đối diện với phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cũng đồng nghĩa với đối diện nhiều rủi ro gặp phải. Với đặc điểm phẫu thuật đặc trưng ở cột sống, những biến chứng sau mổ là điều khó có thể tránh khỏi.
1. Nhiễm trùng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Khi phẫu thuật buộc phải tạo một lỗ mở rộng trong quá trình tiến hành can thiệp vào bên trong phần cơ thể cần tác động, đây lại là đường xâm nhập dễ dàng nhất của các loại vi trùng. Chỉ cần xảy ra sơ suất nhỏ trong khâu vệ sinh tại vết mổ thì biến chứng khả năng cao.
Đầu tiên là nhiễm trùng miệng vết mổ, phải thường xuyên vệ sinh và thay băng cẩn trọng. Qua giai đoạn kiểm chứng không nhiễm trùng miệng vết mổ, người bệnh mới được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc kích ứng điều trị. Kế đến là sai sót trong quá trình phẫu thuật gây ra nhiễm trùng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, nhiễm trùng dây thần kinh, nhiễm trùng ăn vào tủy sống,… việc giải quyết những biến chứng này rất khó khăn, thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân vì sốc nhiễm khuẩn.
2. Tổn thương thần kinh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Hệ thần kinh và đĩa đệm có mối liên kết với nhau rất mật thiết. Các tổn thương sau phẫu thuật có thể gây ra do 3 nguyên nhân chính:
– Gây tổn thương cho tổ chức thần kinh gần phần nhân nhầy bị thoát vị ra ngoài bao xơ.
– Khối thoát vị gây nên các tổn thương không thể phục hồi ở các rễ thần kinh liên đới. Nên khi mổ đĩa đệm liên quan cũng không thể xóa bỏ hay khôi phục hoàn toàn lại các tổn thương sau khi mổ.
– Đĩa đệm bị thoát vị không hồi phục sau khi mổ, đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho hệ thần kinh liên quan.
Hệ thần kinh cột sống hoạt động chi phối các vận động của toàn bộ các chi và hệ cơ quan nội tạng của cơ thể. Khi bị tổn thương, chúng sẽ tạo ra kích ứng gây đau kéo dài ở các vị trí tương ứng. Một số trường hợp người bệnh có thể bị liệt một số cơ hoặc chi.
3. Thoái hóa cột sống sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Mặc dù phẫu thuật thoát vị đĩa đệm loại bỏ được các chèn ép do khối nhân nhầy gây ra cho các rễ thần kinh, những cấu trúc mô đĩa đệm lại không còn nguyên vẹn và cũng không hề được tái tạo.
Phần nhân nhầy còn lại sau khi mổ không đủ khả năng thực hiện các chức năng này dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống. Từ đó lại tạo ra các triệu chứng đau và cứng khớp, khiến khả năng vận động bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
4. Thoát vị đĩa đệm tái phát sau khi phẫu thuật
Với thống kê cho thấy, khoảng 15% người bệnh bị tái phát thoát vị đĩa đệm trở lại chỉ sau một thời gian ngắn. Đơn giản vì phẫu thuật chỉ loại bỏ phần nhân nhầy thoát ra ngoài chứ không phục hồi hoàn toàn cấu trúc tự nhiên tại đây.
Phần bao xơ bị rách cùng với lượng nhân nhầy giảm sút gây nguy cơ hạn chế khả năng linh động của đốt sống trải qua phẫu thuật, làm tăng khả năng bị chấn thương khiến thoát vị đĩa đệm tái phát.
Phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh thoát vị đĩa đệm mà không cần phẫu thuật
Thế giới hiện đại phát triển không ngừng, nền y học cũng phát triển song song, việc chữa trị các bệnh lý bằng phương pháp an toàn và hiệu quả được ngành y tế thế giới khuyến khích. Trong đó, nắn chỉnh Chiropractic là một phương pháp được nhiều người tìm hiểu và tin tưởng lựa chọn làm phương pháp điều trị và phòng tránh các bệnh về cơ xương khớp cột sống hiện nay.
Ưu điểm của phương pháp Chiropractic tại USAC:
– Bệnh nhân an toàn vì không sử dụng mổ phẫu thuật hoặc dùng thuốc đặc trị.
– Giảm đau nhanh và chính xác tại điểm đau.
– Khôi phục các chức năng linh hoạt hoàn toàn.
– Không gây đau trong liệu trình, không xâm lấn cơ thể, không tái phát bệnh.
– Không cần phải nghỉ dưỡng bệnh, các sinh hoạt nhẹ nhàng vẫn được diễn ra trong thời gian điều trị.
– Một bác sĩ chữa trị cho một bệnh nhân trong quy trình khép kín 1:1 để đạt hiệu quả cao nhất.
– Tăng cường sức khỏe cho cơ thể sau các liệu trình.
– Cải thiện giấc ngủ, giảm thiểu các căng thẳng qua kích hoạt lưu chuyển khí huyết và dinh dưỡng.
Tại phòng khám cơ xương khớp cột sống USAC Chiropractic, việc điều trị sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả khi người bệnh đến thăm khám ngay khi gặp phải các dấu hiệu đau nhức do các bệnh lý xương khớp gây ra. Thoát vị đĩa đệm là một trong số bệnh lý xương khớp phổ biến đã được phòng khám USAC chữa trị dứt điểm cho hàng ngàn bệnh nhân. Hãy gọi ngay hotline 1900 5858 00 hoặc để lại thông tin bên dưới, các bác sĩ của USAC sẽ liên hệ ngay để hỗ trợ tốt nhất cho bạn!
Chủ đề: phẫu thuật thoát vị đĩa đệm • thoát vị đĩa đệm