Nguyên nhân và cách khắc phục tình trang mỏi cổ chân khi chạy bộ
Chạy bộ là một môn thể thao nhẹ nhàng và đơn giản, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp cơ thể rắn chắc hơn, giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên để phòng ngừa nhiều bệnh lý, được rất nhiều người yêu thích và tập luyện mỗi ngày. Tuy nhiên, có rất nhiều người gặp phải tình trạng đau mỏi cổ chân khi chạy bộ… Vậy đâu là nguyên nhân đã dẫn tới tình trạng này? Biện pháp phòng tránh và cách điều trị như thế nào?
Chạy bộ là môn thể thao yêu thích của nhiều người
Nội dung chính
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng đau mỏi cổ chân khi chạy bộ
Tình trạng mỏi cổ chân khi chạy bộ xảy ra khá phổ biến và là nỗi ám ảnh của nhiều người khi tập luyện môn thể thao này, theo một số nghiên cứu, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này:
1. Không mang giày khi chạy bộ
Khi tập luyện nhưng lại không mang giày là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cổ chân và có thể gây ra những sự cố trong quá trình chạy bộ như giẫm phải vật sắc nhọn hay vấp ngã . Tuy nhiên, chỉ mang giày chạy bộ là chưa đủ mà bạn còn phải chuẩn bị giày phù hợp, mang đúng cách nữa nhé. Cổ chân cũng có thể bị đau mỏi nếu bạn buộc dây giày quá chặt, giày không ôm chân, đế giày cứng,…
Khi chạy bộ hay chơi thể thao thì nên mang giày để tránh các chấn thương
2. Không khởi động kỹ trước khi chạy
Trước mỗi hoạt động thể thao nào thì khâu khởi động cũng đều vô cùng quan trọng. Việc người tập không khởi động kỹ trước mỗi lần tập sẽ khiến cổ chân bị co giãn đột ngột, điều này sẽ làm tăng khả năng bị chuột rút đồng thời gây ra tình trạng mỏi cổ chân khi chạy.
3. Tập luyện không điều độ
Chạy quá nhiều, không điều độ bạn sẽ khiến cổ chân làm việc quá sức, gây áp lực lên dây chằng khiến cổ chân dần bị đau mỏi.
4. Do các chấn thương
Ngoài ra, cũng có thể là do phần xương cổ chân bị tổn thương. Bất kỳ một tổn thương nào ở xương khớp dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều có thể gây đau nhức và khớp cổ chân cũng vậy.
Các chấn thương là nguyên nhân gây đau khớp cổ chân
5. Do tuổi tác
Càng lớn tuổi, xương khớp sẽ thoái hóa dần, mất đi sự trơn tru giữa các khớp. Do đó, người bệnh chỉ cần chạy bộ hay thậm chí đi bộ một thời gian ngắn cũng gây ra tình trạng mỏi cổ chân khi chạy.
6. Bị bong gân
Bong gân xảy ra khi dây chằng quanh khớp cổ chân của bạn bị giãn rộng hoặc rách. Ngoài cảm giác đau đớn, chân bạn có thể bị bầm tím, sưng lên và gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động khác, chẳng hạn như: chạy, nhảy.
Bị bong gân sẽ dẫn đến tình trạng đau mỏi cổ chân khi chạy
7. Viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân là tình trạng phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng do giảm sút lượng dịch nhầy bôi trơn, từ đó gây ra triệu chứng đau khớp mắt cá chân, cứng khớp và đau mỏi cổ chân cũng xuất hiện.
Một số cách khắc phục hiệu quả tình trạng đau mỏi cổ chân khi chạy bộ
1. Hãy dừng chạy ngay khi bị mỏi cổ chân
Khi bạn cảm thấy có hiện tượng mỏi ở các các cơ chân thì hãy dừng chạy và nghỉ ngơi tại chỗ. Sau đó bạn kê chân lên cao từ 15-20 phút để giúp cho máu được lưu thông.
2. Chườm lạnh lên vết đau
Việc chườm đá lên vết đau sẽ rất hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau. Hơi lạnh sẽ làm giảm bớt nhiệt độ trong các khớp, chống viêm, từ đó đẩy lùi các cơn đau nhức tạm thời.
Chườm lạnh lên chỗ bị thương sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể
3. Khởi động thật kỹ trước khi chạy
Để không bị chuột rút, chấn thương và mỏi cổ chân khi chạy chúng ta không được quên khởi động làm nóng người đầy đủ, đây là điều cơ bản trước khi tập luyện mà ai cũng cần phải lưu ý.
Khởi động kỹ không chỉ giúp cơ thể linh hoạt hơn mà còn giúp gia tăng chất nhờn tại sụn khớp, làm nóng các cơ để ngăn ngừa các chấn thương có thể xảy ra. Nếu bạn đã làm nóng và khởi động kĩ trước khi tập sẽ hạn chế được tình trạng đau mỏi cơ, chuột rút hay sốc vùng hông.
Khởi động thật kỹ trước khi luyện tập
4. Chế độ ăn uống hợp lý cho người hay bị mỏi cổ chân khi chạy
Đối với sức khỏe xương khớp thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là rất quan trọng. Đặc biệt là đối với những người hay bị đau nhức xương khớp hay bị mỏi cổ chân khi chạy và làm việc. Dưới đây là những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn để xương khớp được chắc khỏe dẻo dai:
Các loại thực phẩm nên ăn:
– Đậu phụ: Có rất nhiều canxi trong thực phẩm này, nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hình thành của hệ xương một cách chắc khỏe.
– Bánh mì và ngũ cốc: Các loại ngũ cốc thường chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin cao tốt cho xương.
– Bơ đậu phộng: vitamin B3 ở thực phẩm này rất nhiều. Vitamin B3 giúp cải thiện hoạt động của các khớp và ngăn ngừa viêm khớp
– Trà xanh: Trong trà xanh có chứa nhiều chất Polyphenol giúp kháng viêm. Đẩy lùi hiện tượng thoái hóa khớp.
Cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể để xương khớp dẻo dai
Các loại thực phẩm nên kiêng:
– Muối: Người bệnh không nên ăn quá nhiều muối trong các bữa ăn. Bởi đồ mặn không tốt cho cấu trúc của xương.
– Thịt đỏ: Trong thịt đỏ chứa nhiều loại protein làm ta có nguy cơ bị mất canxi trong xương. Vì thế ta nên hạn chế ăn thịt đỏ.
– Các loại thực phẩm gây viêm như: cà, rau muống,… Vì khi ăn vào sẽ không tốt cho xương.
– Nước uống có ga: sử dụng nước uống có ga vừa không tốt cho xương khớp lại vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu tình trạng không thuyên giảm thì cần đến bác sĩ thăm khám ngay!
Hiện tượng đau mỏi cổ chân khi chạy tuy không phải là một bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày. Vì thế, khi bạn cũng gặp tình trạng này thì hãy thực hiện các cách điều trị như trên. Nếu tình trạng không thuyên giảm thì phòng khám cơ xương khớp USAC Chiropractic khuyên bạn nên đến các bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất.