Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm L5 S1
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm L5 S1 chiếm 45-50% tổng các trường hợp thoát vị. Đây là đoạn xương sống thấp nhất trong cột sống có vai trò là bản lề của các đốt sống lưng và chịu khá nhiều sức ép của phần cơ thể trên. Vì vậy việc gặp các tổn thương thoái hóa, các chấn thương sẽ có tỉ lệ cao.
Nội dung chính
- Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?
- Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?
- Những dấu hiệu nhận biết khi bị thoát vị đĩa đệm L5 S1
- Một số biến chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1 bạn nên biết!
- Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?
- Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm nằm giữa đốt sống L5 (đốt sống ở vị trí cuối cùng của thắt lưng) và S1 (nằm ở đoạn đầu tiên của xương cùng) bị thoát vị do nứt hoặc rách khiến nhân nhầy trượt ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh tạo ra những cơn đau tại đây.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?
– Tuổi tác: Nguyên nhân chính chủ yếu là do quá trình lão hóa của cơ thể khiến các cấu trúc tế bào bị hao mòn nhiều hơn lượng tế bào được sinh sản mới.
– Thoái hóa: Đĩa đệm trong quá trình thoái hóa chịu các tổn thương theo thời gian và sự mất nước, tạo điều kiện cho nhân đĩa đệm bị thoát vị.
– Lao động: Những công việc phải thường xuyên mang vác vật thể nặng tạo áp lực lớn liên tục lên đốt sống, hoặc các nhân viên văn phòng, tài xế với tư thế ngồi không đổi trong thời gian dài mà không tập những bài tập thư giãn cho cột sống.
– Sai tư thế: Các tư thế trong hoạt động hằng ngày như đi, đứng, ngồi hoặc rướn người không đúng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân.
– Béo phì: Việc thừa cân khiến cho đĩa đệm tại đốt sống L5 S1 phải thường xuyên chịu đựng áp lực lớn của cơ thể trong mọi hoạt động sẽ khiến tiến trình thoái hóa rất nhanh.
– Thực phẩm: chế độ ăn uống thiếu hụt các chất nuôi dưỡng hệ xương khớp, hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích. Lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa.
– Bệnh di truyền: di truyền trực tiếp trong gia đình, hoặc di truyền gen với đặc tính hệ xương khớp yếu.
Những dấu hiệu nhận biết khi bị thoát vị đĩa đệm L5 S1
– Đau thắt lưng và hông: Ban đầu là những cơn đau xuất hiện tại lưng, rồi dần dần các cơn đau lan ra hông, mông và chân.
– Tê cứng và mất cảm giác ở chân: Thường đau nhức ở chân và mu bàn chân kèm theo cảm giác tê cứng.
– Suy giảm cơ bắp: Khi bị bệnh, người bệnh ngoài những cơn đau từ lưng chạy xuống khắp chi dưới, còn có cảm giác các cơ bắp tại đây hay mỏi mệt và yếu hẳn, cảm giác rõ rệt khi lên cầu thang.
Một số biến chứng của thoát vị đĩa đệm L5 S1 bạn nên biết!
– Rối loạn chức năng bài tiết của cơ thể, đại tiểu tiện khó kiểm soát.
– Gây thoái hóa đốt sống.
– Tạo điều kiện gây ra hội chứng đuôi ngựa.
– Bệnh dễ dàng trở thành mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Nhằm
– Bại liệt là hậu quả lớn nhất mà người bệnh có thể phải gánh chịu kèm theo những cơn đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không?
– Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý mãn tính và tiến triển chậm. Trên thực tế, ta có thể thấy bệnh lý này hiếm khi đe dọa đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để về lâu dài các triệu chứng của bệnh có thể sẽ nặng hơn và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, hiệu suất lao động và tâm lý của bệnh nhân.
– Ở giai đoạn đầu bệnh chủ yếu gây đau nhức vùng thắt lưng. Tuy nhiên theo thời gian, lượng nhân nhầy đã bị thoát vị có thể chèn ép mạnh lên rễ thần kinh và gây ra các triệu chứng như:
+ Cơn đau tăng lên ngay cả khi ho và hắt hơi.
+ Rối loạn dinh dưỡng , điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng yếu liệt chi, teo chi,…
+ Đau rễ thần kinh.
+ Rối loạn cảm giác, xúc giác: không cảm nhận được cảm giác nóng lạnh tại một số vùng da trên cơ thể, mất cảm giác ở đầu ngón chân.
+ Rối loạn cơ thắt gây bí tiểu hoặc mất kiểm soát tiểu tiện khiến bệnh nhân phiền muộn nhiều.
Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Trước đây, uống thuốc là bước đầu tiên mà hầu hết các người bệnh đều làm. Sau đó là phẫu thuật khi mà thuốc không còn tác dụng giảm đau. Nhưng phẫu thuật người bệnh dễ dàng nhận phải những di chứng hậu phẫu, thậm chí bệnh có chiều hướng trở lại chỉ sau một thời gian.
Hiện nay, điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống là hướng được nhiều người biết đến và lựa chọn, bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Đó là liệu pháp nắn chỉnh Chiropractic – Liệu pháp được các bác sĩ chuyên ngành thực hiện. Bác sĩ dùng thao tác để nắn chỉnh thần kinh cột sống trên cơ thể của bệnh nhân, giúp lấy lại cân bằng của các cấu trúc xương khớp trong quá trình mắc bệnh bị sai lệch, đưa chúng về vị trí ban đầu.
Liệu pháp này kích thích các tế bào của cơ thể sản sinh và thay thế các tế bào cũ, bệnh. Giúp cho hoạt động trao đổi dinh dưỡng được đẩy mạnh, đồng thời lưu lượng máu cũng tăng cao nhằm duy trì trao đổi các chất bổ dưỡng trong quá trình tự miễn của cơ thể.
Tại viện USAC Chiropractic, ngoài thực hiện nắn chỉnh thần kinh cột sống từ các bác sĩ chuyên ngành người nước ngoài. Các bác sĩ còn sử dụng các máy hỗ trợ điều trị, nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Một số máy hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
– Máy kéo giảm áp: giúp kéo giãn các đốt sống, làm giảm áp lực lên chúng, giảm sự chèn ép lên dây thần kinh.
– Máy G5: Tạo làn sóng xoa bóp tổng thể khu vực bị bệnh, giúp dẫn lưu mạch máu, giảm đau, giảm sự co cơ linh hoạt.
– Sóng siêu âm: kích thích quá trình trao đổi dưỡng chất cho công tác tái tạo và làm mới của tế bào, đồng thời kiểm soát các cơn đau và triệt tiêu chúng.
Chiropractic là hướng trị liệu thoát vị đĩa đệm (nói riêng và các bệnh lý cơ xương khớp nói chung) đem đến cho bệnh nhân sự an toàn, dứt điểm bệnh mà lại giúp cơ thể phục hồi các hoạt động tự miễn, tăng đề kháng. Có lợi cho sức khỏe thần kinh và cột sống.
Tại Việt Nam hiện nay, phòng khám USAC Chiropractic là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng phương pháp Chiropractic vào điều trị các bệnh cơ xương khớp, thần kinh và cột sống. Phòng khám đã và đang điều trị khỏi bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 5858 00 nếu có bất kỳ biểu hiện bệnh lý xương khớp hay cần hỗ trợ tư vấn nhé!
Chủ đề: thoát vị đĩa đệm