Stretching là gì | Những lợi ích của Stretching đối với sức khỏe

Những sự thật bất ngờ về lợi ích của Stretching đối với sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)

Stretching (giãn cơ) là một trong những bước không thể thiếu giúp phục hồi và tái tạo cơ bắp hiệu quả. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về Stretching cũng như tầm quan trọng của phương pháp này đối với cơ thể hay chưa? Dưới đây là những sự thật thú vị về giãn cơ mà USAC Stretching muốn chia sẻ đến tất cả các bạn.

Giới thiệu về phương pháp giãn cơ tầng sâu Stretching

Stretching là gì? Stretching có vai trò quan trọng như thế nào?

Stretching (giãn cơ tầng sâu) là quá trình kéo giãn các khớp xương và nhóm cơ trong cơ thể sau quá trình luyện tập thể dục thể thao. Hoạt động này giúp cơ thể nóng lên, thúc đẩy sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Các động tác trong Stretching bao gồm: kéo giãn cơ tay, cơ chân, mông đùi,…

Stretching góp một phần không nhỏ trong việc tập luyện thể thao và vận động thể chất, cụ thể hoạt động giãn cơ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, đồng thời bơm chất dinh dưỡng và oxy vào cơ bắp, từ đó phục hồi tổn thương cũng như giảm các triệu chứng đau nhức.

vai tro cua stretching

Stretching là bước đệm cho một buổi tập luyện thành công

Lợi ích của Stretching đối với sức khỏe thể chất và tinh thần

  • Tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của các khớp xương.
  • Giảm nguy cơ chấn thương do tác động mạnh từ các bài tập nặng.
  • Thúc đẩy máu lưu thông bơm chất dinh dưỡng và oxy vào cơ bắp.
  • Giảm các triệu chứng căng cơ và đau nhức.
  • Tăng cường hiệu suất của quá trình tập luyện.
  • Giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng đầu óc.
loi ich cua stretching

Stretching có vô vàn lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần

5 kỹ thuật giãn cơ tầng sâu chuẩn quốc tế tại USAC

Stretching – giãn cơ tầng sâu là hình thức kéo giãn các SỢI CƠ và MÔ LIÊN KẾT bằng 5 kỹ thuật ưu việt nhất hiện nay trên thế giới LẮC – ĐẨY – KÉO – KHÓA – XOẮN, tác động trực tiếp vào các lớp cơ tầng sâu giúp:

  • Đánh tan tình trạng căng cơ, tháo gỡ các nút thắt cơ.
  • Cải thiện lưu thông máu, vận chuyển oxy và dưỡng chất đến cơ bắp.
  • Tăng tính DẺO DAI LINH HOẠT cho cơ.
  • Mở rộng biên độ khớp, giảm NGUY CƠ CHẤN THƯƠNG.
  • NÂNG CAO hiệu suất tập luyện.

Hiệu quả từng kỹ thuật:

LẮC – Khởi động các khớp để xác định biên độ vận động, thúc đẩy lưu thông máu.
ĐẨY – Tác động sâu vào các nhóm cơ, giúp giải phóng sự chèn ép và giảm căng thẳng tức thì.
KÉO – Kéo giãn các sợi cơ và mô liên kết, cải thiện tư thế và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể.
KHOÁ – Duy trì và cải thiện sự ổn định của các khớp, giảm thiểu nguy cơ chấn thương và cải thiện hiệu suất chơi thể thao.
XOẮN – Xoay và xoắn vào các nhóm cơ, giúp giải phóng sự căng cứng, cải thiện sự tuần hoàn và giảm đau nhức.

Phương pháp giãn cơ tầng sâu chuẩn quốc tế tại USAC 

Các loại hình giãn cơ tầng sâu phổ biến nhất hiện nay

Giãn cơ chuyên sâu có nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại sẽ mang đến cho bạn những lợi ích riêng. Cụ thể:

  • Giãn cơ tĩnh (Static Stretching): Kéo căng một cơ hoặc nhóm cơ cụ thể bằng cách giữ cơ đó trong một khoảng thời gian xác định, giúp cơ bắp thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Giãn cơ động (Dynamic Stretching): Sử dụng động tác chuyên biệt trong thể thao như xoay lắc, nhảy, khuếch đại chuyển động, giúp làm ấm cơ bắp và tăng lưu thông máu, mở rộng phạm vi chuyển động, cải thiện thành tích cho các vận động viên.
  • Giãn cơ thụ động (Passive Stretching): Sử dụng lực bên ngoài như lực từ Kỹ thuật viên hoặc dụng cụ kéo giãn cơ bắp mà không dùng đến lực từ bản thân để giữ hay kéo căng cơ, nhằm tăng độ dẻo dai và tính linh hoạt cho cơ bắp.
  • Giãn cơ PNF (Proprioceptive Neuromuscular Facilitation): Giãn một cơ bị co thắt thông qua phạm vi chuyển động của khớp nhờ sự hỗ trợ của Kỹ thuật viên, giúp thư giãn, tăng sức bền và độ linh hoạt cho cơ bắp.
gian co tang sau la gi

Stretching (giãn cơ) là bước không thể thiếu giúp phục hồi và tái tạo cơ bắp hiệu quả

Kết hợp 4 hình thức giãn cơ trong quá trình tập luyện cũng như thực hiện đều đặn và đúng cách sẽ mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe thể chất, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất thể thao một cách vượt trội!

Lưu ý an toàn khi thực hiện các bài tập Stretching

  • Khi mới bắt đầu tập Stretching, nên giữ nguyên tư thế trong 10 giây và từ từ nâng lên 30 giây khi đã quen dần với tần suất tập luyện.
  • Duỗi từ từ nhóm cơ bạn muốn tác động vào cho đến khi cảm thấy thoải mái để không bị đau.
  • Lặp lại động tác giãn cơ từ 3 – 5 lần để thấy rõ được tác động mà Stretching mang lại.
  • Khi giãn cơ cần hít thở sâu và đều đặn.
  • Không giật hay bật nhảy khi tập Stretching, hãy thực hiện động tác từ tốn và chậm rãi.
  • Nếu cảm thấy căng tức, đau nhức cơ thì nên dừng bài tập ngay lập tức.
  • Luân phiên tập Stretching ở những nhóm cơ chính như đùi, bắp chân, cổ, vai, lưng dưới,…
luu y khi tap stretching

Những lưu ý an toàn cần nên nhớ khi thực hiện Stretching

Lời khuyên hữu ích để thực hiện Stretching hiệu quả

  • Tập Stretching thường xuyên: Nên tập Stretching tối thiểu 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 10 – 15 phút.
  • Tập Stretching vào thời điểm thích hợp: Có thể tập Stretching trước/sau khi tập luyện hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Kết hợp Stretching với các bài tập khác: Stretching có thể được kết hợp với các bài tập như cardio, strength training, pilates hoặc yoga.
  • Lắng nghe cơ thể: nếu cảm thấy đau nhức, hãy ngừng tập ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
loi khuyen khi tap stretching

4 lời khuyên hữu ích để thực hiện Stretching hiệu quả

Stretching đóng vai trò quan trọng trong việc tập luyện thể thao và vận động thể chất. Thực hiện các bài tập Stretching thường xuyên góp phần tăng cường sự linh hoạt, giảm nguy cơ chấn thương, cải thiện hiệu suất thể thao, thư giãn cơ thể và giải tỏa căng thẳng. Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về Stretching cũng như những lưu ý khi luyện tập. Hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của USAC Stretching để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Nhận ngay ưu đãi giảm 50% phí thăm khám với bác sĩ nước ngoài

Đăng Ký Ngay

Hành trình khỏi bệnh